Rss Feed Đăng nhập

Những câu chuyện về hóa học và đời sống

Đăng lúc: Thứ hai - 28/01/2019 15:41 - Người đăng bài viết: hoahoc
 
Những câu chuyện về hóa học và đời sống
 
1. Vai trò sinh học của silic
Silic rất cần cho thực vật cũng như cho động vật và người.
Thực vật sử dụng silic để tạo các mô thực bì . silic làm cho thành tế bào cứng hơn và mền hơn , tránh được sự phá huỷ của côn trùng và sự sâm nhập của nấm móc.
Silic có trong hầu hết tế bào của động vật và người , đặt biệt ở tuyến tuỵ, gan , lông , toc, xương, răng, sụp rất giàu silic. Trong sương, răng và sụp của bệnh nhân lao, l;ượng silic giảm đáng kể so với ngưởi khoẻ mạnh. Ở những người bị bệnh eczema, vẩy nến, hàm lượng silic trong máu giảm rõ rệt, còn bị bệnh đại tràng thì ngược lại, hàm lượng silic trong máu tăng lên.
 
2. Vai trò sinh học của photpho
Photpho rất cần cho người và động vật. Trong cơ thể người khoảng 90% photpho tập trung ở xương, khoảng 10% tập trung ở các cơ, gần 1% ở các tế bào não (dưới dạng các hợp chất vô cơ và hữu cơ). Ở các cơ, gan, não và các bộ phận khác của cơ thể, photpho nằm dưới dạng các photphatit và các este của axit photphoric.
Viện sĩ A.E Fecman gọi photpho là “nguyên tố của sự sống và tư duy”. Người lao động trí óc cần lượng photpho nhiều hơn để không bị suy mòn các tế bào thần kinh giữ chức năng chuyển tải những ý nghĩ khi làm việc bằng trí óc. Cơ thể thiếu photpho sẽ giảm khả năng làm việc, loạn thần kinh chức năng và phá huỷ sự trao đổi chất. Ăn các loại rau, quả như xà lách, đỗ, cà rốt, cà chua, cà tím, ớt ngọt, dâu tây, mơ,… sẽ bổ sung cho cơ thể lượng photpho bị thiếu hụt. Các thực phẩm giàu photpho có nguồn gốc động vật gồm có thịt, óc, gan bò, cá, trứng, các sản phẩm sữa…
3. Muối Iot
 
Để cơ thể khoẻ mạnh, con người cần được cung cấp đầy đủ các nguyên tố hoá học cần thiết. Có những nguyên tố cần được cung cấp với khối lượng lớn và có những nguyên tố cần được cung cấp với khối lượng nhỏ (vi lượng). Iot là một nguyên tố vi lượng hết sức cần thiết đối với con người. Theo các nhà khoa học, mỗi ngày cơ thể con người cần được cung cấp từ 1.10-4 đến 2.10-4 gam nguyên tố iot.
Cơ thể tiếp nhận được phần iot cần thiết dươi dạng hợp chất của iot có sẵn trong muối ăn và một số loại thực phẩm. Nhưng việc thiếu hụt iot vẫn thường xảy ra. Hiện nay, tính trên toàn thế giới một phần ba số dân bị thiếu iot trong cơ thể. Ở Việt Nam, theo điều tra mới nhất, 94% số dân thiếu hụt iot ở những mức độ khác nhau.
Thiếu hụt iot trong cơ thể dẫn đến hậu quả rất tai hại. Thiếu iot làm não bị hư hại nên người ta trở nên đần độn, chậm chạp, có thể điếc, câm, liệt chi, lùn. Thiếu iot còn gây ra bệnh bướu cổ và hàng loạt rối loạn khác, đặc biệt nguy hiểm đối với bà mẹ và trẻ em.
Để khắc phục sự thiếu hụt iot, người ta phải cho them hợp chất của iot vào thực phẩm như : muối ăn, sữa, kẹo…
Việc dùng muối ăn làm phương tiện chuyển tải iot vào cơ thể người được nhiều nước áp dụng.
Muối iot là muối ăn có trộn them một lượng nhỏ hợp chất của iot (thường là KI hoặc KIO3). Thí dụ : Trộn 25 kg KI vào một tấn muối ăn.
Người ta cũng cho them hợp chất iot vào bột canh, nước mắm…
Việc dùng muối iot thật dễ dàng và đơn giản. Về mùi vị, màu sắc, muối iot không khác gì muối ăn thường. Tuy nhiên hợp chất iot có thể bị phân huỷ ở nhiệt độ cao. Vì vậy phải thêm muối iot sau khi thực phẩm đã được nấu chín.
  
 
4. Nguồn gốc của tên gọi “Chymeia” (Hoá học)
 
Người ta cho rằng ở nước Ai Cập lần đầu tiên đã xuất hiện tên gọi “CHYMEIA” (Hoá học) để chỉ “nghệ thuật bí mật thiêng liêng”. Tên gọi này xuấn hiện trong các tài liệu bằng chữ Hi Lạp vào khoảng thế kỉ thứ IV và được các tác giả ALEXSANDRE trích dân như 1 thuật ngữ đã dược biết đến từ lâu. Zoxima , 1 tác giả thời kì này đã giải thích rằng tên gọi này bắt nguồn từ tên của nhà tiên tri KHEMON . tuy nhiên cách giải thích này không thuyết phục mọi người.
Một số tác giả cho rằng từ ” Khima ” đã có trong các bản viết tay AI CẬP từ thế kỉ thứ III trước công nguyên và cho rằng tên gọi ” CHYMEIA ” theo cách hiểu ban đầu nghĩa là “nghệ thuật nấu kim loại”.
Bectole ( B.M Berthlot ) cho rằng tên “Chymeia” bắt nguồn từ “Chemi” hay “Chuma” nghĩa là “đất den”, đồng thời là tên gọi của toàn thể đất nước Ai Cập. Khi chuyển sang Latinh từ này ứng với “Humus” nghĩa là đất.
Phần lớn các nhà lịch sử hóa học thiên về ý kiến cho rằng tên gọi “Chymeia” bắt đầu từ Hi Lạp cổ “Chemi” và giải thích rằng tên gọi này với ý nghĩa ban đầu của nó chỉ là lĩnh vực tri thức về khoáng vật và những thứ nằm trong lòng đất.
Cách giải thích khác cho rằng “Chymeia” có nguồn gốc từ chữ “Kim” của Trung Quốc nghĩa là vàng.
Vào thời kì giả kim thuật (thế kỉ thứ VII), người Ả Rập thêm tiếp đầu ngữ “al” của tiếng Ả Rập vào và thành một thuật ngữ mới “Alchymeia”, biểu thị nghệ thuật biến đổi các kim loại không quý, chế thuốc trường sinh.
 
 
5. Tại sao bột ngọt lại ngọt?
Để tăng thêm vị ngột cho thức ăn, trong quá trình chế biến, nguồi ta thêm vào ít bột ngọt. Thức ăn sau khi thêm bột ngọt sẽ có mùi vị ngon ngọt hơn. Vậy tại sao bột ngọt lại có tác dụng làm tăng vị ngọt cho thức ăn?
 
Do trong bột ngọt chứa chủ yếu natri glutamat tạo nên vị ngọt. Axit glutamic là một trong các aminoaxit tạo thành các protein. Nhưng khi các phân tử axit glutamic kết hợp với nhau tạo thành phân tử protein thì không có vị ngọt, do đó người ta phải dùng axit clohidric phân giải các chất để giải phóng ra axit glutamic.
Khi đã có axit glutamic đem trung hoà thì được natri glutamiat có vị ngon ngọt. Đem bột ngọt pha loãng đi 2000 lần vẫn còn nhận ra được vị ngọt. Nếu đem bột ngọt trộn với muối ăn thì vị ngọt đậm hơn, muối ăn là chất có tác dụng trợ ngọt.
Bột ngọt là muối natri của axit glutaic. Axit glutamic không phải là một aminoaxit cần thiết cho cơ thể nên không có giá trị dinh dưỡng cao nhưng vì có vị ngọt nên làm cho món ăn ngon hơn.
 
 
6. Có nên dùng lại dầu đã rán (chiên)?
Trong quá trình chế biến thức ăn, người ta thường dùng một lượng lớn dầu để rán, chiên thực phẩm. Tuy nhiên sau khi chế biến, lượng dầu đã dùng vẫn còn thừa, một số người vẫn giữ lại để dùng cho những lần sau. Dùng cách này có thể tiết kiệm được dầu, nhưng theo quan điểm khoa học loại dầuu đã dùng này không nên sử dùng lại.
 
Do thành phần chính của dầu ăn là những este của axit béo. Khi đem dầu chiên rán ở nhiệt độ cao sẽ phát sinh nhiều biến đổi hóa học, tạo ra các chất độc và làm giảm giá trị dinh dưỡng của dầu. Khi đun nóng dầu ăn ở 200-300 độ C thì các este này sẽ phân hủy thành: andehit, xeton, các andehit cacboxilic, este và nhiều phân tử nhỏ khác nữa. Các hợp chất này làm cho dầu có mùi khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe.
 
 
7. Bí mật của chảo không dính
Trên bề mặt các loại chảo không dính được phủ một lớp chất chống dính có tên là politetrafloetilen, còn gọi là “teflon”. hợp chất này rất bền với nhiệt và các loại dung môi như dầu ăn, nước muối, giấm…
 
8. Lịch sử đá quý
Lịch sử đá quý là bảng ghi khoáng chất quý, liên quan đến thời gian sinh của con người. Theo quan niệm cũ, đeo đá quý trùng với tháng sinh thì sẽ có khả năng giúp con người bảo vệ được sức khỏe, vượt qua được tất cả mọi gian truân sóng gió, bảo vệ hạnh phúc gia đình và sự bình yên cho bố mẹ. Lịch sử đá quý được vạch ra và thực hiện hàng trăm năm nay. Hiện nay, nội dung lịch này như sau :
Tháng Khoáng chất Màu
Tháng 1 Thạch lựu, Pyrop Đỏ sẫm
Tháng 2 Thạch anh tím Tím
Tháng 3 Aquamarin Xanh lam
Tháng 4 Kim cương Không màu
Tháng 5 Ngọc bích, khổng tước Xanh sáng
Tháng 6 Alecxanđrit Đỏ lục
Tháng 7 Rubi, lan Đỏ thẫm
Tháng 8 Crizôlit, ngọc thạch Lục vàng
Tháng 9 Xaphia, lazurit Xanh tối
Tháng 10 Ngọc bích, tản bạch Nhiều màu
Tháng 11 Hoàng ngọc, hổ phách Vàng
Tháng 12 Ngọc lam Xanh lam
 
 
9. Có thể chế tạo máu nhân tạo được không?
Trong máu có mọi thành phần chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể : có chất kích thích, men, kháng thể. Máu vận chuyển oxi, thải khí CO2 trong toàn bộ cơ thể. Máu gắn liền với sự sống con người. Nguồn máu chủ yếu dựa vào sự hiến máu nhân đạo của những người khỏe mạnh mà số người hiến máu là có hạn.
Vậy sao không chế ra máu nhân tạo ?
Năm 1966, tại Đại học Y Cincinati ở Mỹ, giáo sư Clankđã tiến hành thí nghiệm : Đem một con chuột thả vào dung dịch cacbon florua trong bình khí dung. Con chuột bị chìm xuống đáy bình khí dung. Sau một thời gian dài nó không bị chết ngạt mà vẫn sống khỏe mạnh, còn con chuột mà ngâm nước như thế sẽ chết ngạt nhanh chóng. Ông đã kết luận rằng : Cacbon florua có khả năng phân giải cho oxi lớn hơn nước 20 lần. Chuột sống trong dung dịch đủ oxi nên không chết ngạt.
Tháng 4 – 1979, lần đầu tiên trên thế giới công bố việc chế tạo máu nhân tạo : Gồm  các thành phần sau :
  1. Cacbon florua.                                   4. Kali clorua.
  2. Glixerol.                                              5. Canxi clorua.
  3. Natri clorua.                                       6. Natri clorua.
Máu nhân tạo có đặc điểm là :
-Tính chất của cacbon clorua rất ổn định nên có khả năng hòa tan rất nhiều oxi. Khả năng vận chuyển oxi so với protein màu đỏ trong máu lớn hơn và có thể thải được CO2 ra ngoài.
-Máu nhân tạo có những tính chất lí, hóa ổn định, bảo quản từ 1 đến 3 năm có thể tùy ý sử dụng cho bất kì loại máu nào.
Song máu nhân tạo cũng có nhiều nhược điểm :
-Không có bạch huyết cầu, không có tác dụng đề kháng.
-Không có khả năng phòng bệnh.
-Không có khả năng đông khi bị chảy máu.
Để khắc phục vấn đề này các nhà y học và hóa học tương lai có thể làm được không ?
 
10. Có thể nhầm lẫn kim cương với thủy tinh
Một lần vào năm 1820 ở London đã xảy ra một chuyện om xòm. Trong một  buổi tối chiêu đãi các nhân vật quyền quý, một người thợ kim hoàn nổi tiếng đã nói với bá tước phu nhân (chủ nhân) : “Thưa quý bà, trên ngón tay bà không phải là kim cương mà là đồ giả”.
Vào năm 1790 Straxơ, thợ kim hoàn người Viên, lần đầu đã điều chế được thủy tinh pha chì, còn gọi là pha lê, với thành phần chì oxit PbO đến gần 50%. Tính chất quang học của thủy tinh này và kim cương khá giống nhau : đều có “tia sáng” và “ánh kim cương”. Những mẫu vụn pha lê làm ta liên tưởng đến các hột xoàn. Những cục pha lê nhỏ gọi là “stras” theo tên Straxơ. Nhìn dạng bên ngoài của stras khó phân biệt với kim cương nhưng nếu tìm hiểu kĩ nó thì thấy độ cứng của nó không đạt : nó không làm xước thủy tinh. Rõ ràng những hạt giả kim cương này đã được đem bán cho bá tước phu nhân và vì thế bà đã đeo hột xoàn lớn nhất !
Để nhuộm lại “Stras”, người ta thêm vào phối liệu nóng chảy một lượng nhỏ (0,0001%) vàng Au dưới dạng hợp chất bất kì của kim loại này và nhận được ngọc rubi giả màu đỏ rực. Cho coban oxit CoO vào thì sẽ biến “stras” thành thủy tinh xanh  đẹp, giống như ngọc xaphia. Còn thêm vào phối liệu khi nấu pha lê một ít crôm (III) oxit (Cr2O3) thì làm cho “stras” giống như ngọc rubi (lumzud).
 
Tác giả bài viết: Sưu tầm
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

VĂN BẢN MỚI

Số: Số 19/KH-CĐCS
Tên: (KẾ HOẠCH Tổ chức Tết Trung thu năm 2023)

Ngày BH: (22/09/2023)

Số: Quyết định phê duyệt danh mục Sách lớp 11 năm học 2022 - 2023 của trường THPT Nghèn
Tên: (danh mục Sách lớp 11 năm học 2022 - 2023)

Ngày BH: (19/06/2023)

Số: 1330/QĐ-UBND
Tên: (Phê duyệt sách giáo khoa lớp 4, lớp 8, lớp 11 và sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 10)

Ngày BH: (09/06/2023)

Số: 42/TB-SGDĐT
Tên: (Về việc thăm dò dư luận đối với các cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú" lần thứ 16 - Năm 2023)

Ngày BH: (09/01/2023)

Số: Số: 98/QĐ-THPTN
Tên: (Quy định học trực tuyến)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: Số: 97/KH-THPTN
Tên: (Kế hoạch dạy học trực tuyến - THPT Nghèn)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: SNV-CCVC
Tên: (V/v hướng dẫn một số nội dung về lấy ý kiến nhận xét, đánh giá để thực hiện việc khắc phục sai phạm trong công tác tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức theo Kết luận số 71-KL/TW của Ban Bí thư)

Ngày BH: (21/12/2020)

Số: 3313/BGDĐT-GDĐH
Tên: (Điều chỉnh lịch triển khai công tác tuyển sinh)

Ngày BH: (28/08/2020)

Số: 61 /KH-THPTN
Tên: (Thực hiện công văn chỉ đạo Số: 611/SGDĐT-GDPT, ngày 16/4/2020 và các công văn hướng dẫn của Sở về việc dạy học qua Internet trong thời gian qua, Trường THPT nghèn xây dựng quy định về việc dạy học qua Internet trong thời gian tới như sau:)

Ngày BH: (18/04/2020)

Số: Số: 239-KH/TWĐTN-TNTH
Tên: (KẾ HOẠCH Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc “Tự hào Việt Nam” lần thứ III, năm học 2019 - 2020)

Ngày BH: (18/10/2019)

Danh mục

Thư viện hình ảnh

  Hoạt động

-1 photos | 4214 view

  Giải trí

1 photos | 3917 view

  Kỷ yếu

0 photos | 2487 view

Thống kê

  • Đang truy cập: 6
  • Hôm nay: 1521
  • Tháng hiện tại: 1521
  • Tổng lượt truy cập: 8133392

Hỗ trợ online

Võ Đức Ân
0964867606