Rss Feed Đăng nhập

VẺ ĐẸP NGƯỜI LÍNH TRONG THƠ CA VIỆT NAM

Đăng lúc: Thứ bảy - 22/12/2018 06:47 - Người đăng bài viết: Trần Thanh Nga
              Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước.
              Mà lòng phơi phới dậy tương lai.
                            (Theo chân Bác – Tố Hữu)
     Đã có những năm tháng hào hùng trong lịch sử dân tộc như vậy. Bao chàng trai, cô gái tuổi đôi mươi đã sẵn sàng lên đường theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Và văn học với sứ mệnh thiêng liêng của mình đã đồng hành cùng lịch sử để chúng ta luôn có những vần thơ đi cùng năm tháng.

      Thơ Việt Nam nói chung và thơ ca kháng chiến 1945-1975 nói triêng đã phản ánh sự bùng nổ toàn diện sức mạnh tiềm tàng của dân tộc trước vận hội của lịch sử được tích tụ qua nhiều thế hệ. Và không thể không nhắc đến tinh thần cách mạng trong lịch sử đấu tranh giành độc lập của dân tộc, mà ở đó hình tượng người lính đã tạc vào trái tim bao thế hệ con người hôm nay và cả mai sau với những gì đẹp đẽ nhất, ấn tượng nhất của thời đại. Hình tượng người lính mang trong mình lý tưởng cách mạng chói ngời, những con người được gọi bằng những cái tên trìu mến: anh giải phóng quân, Bộ đội cụ Hồ…
     Đến với thơ ca thời chống Pháp ta bắt gặp những người lính thật giản dị, thật gần gũi. Họ là con đẻ của nhân dân lao động nghèo khổ, họ ra đi từ  những miền quê nghèo khắp mọi miền đất nước như cách nói của Chính Hữu trong bài thơ Đồng chí.
               Quê hương anh nước mặn đồng chua
               Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
                                               ( Đồng chí – Chính Hữu)
   Từ những con người vốn xa lạ, khi vào bộ đội các anh đã gắn bó với nhau trong tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng:
                    Súng bên súng đầu sát bên đầu
                    Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
   Xuất thân từ những người dân lao động anh bộ đội cụ Hồ rất giàu nghị lực. Các anh dẻo dai bền bỉ hành quân vượt qua “ trăm suối ngàn khe”, trong cảnh “ngày nắng đốt chói chang, những đêm mưa dầm dề, gió buốt chân tay” quanh năm suốt tháng. Vậy nhưng không một khó khăn trở lực nào ngăn được bước tiến của anh:
                   Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều
                   Bóng dài lên đỉnh dốc cheo leo
                  Núi không đè nổi vai vươn tới
                  Lá nguỵ trang reo với gió đèo.
                                                     ( Lên Tây Bắc- Tố Hữu)
   Nói đến người chiến sĩ là nói đến lòng kiên cường, dũng cảm tuyệt vời. Ngay buổi đầu cuộc kháng chiến ấy, các anh phải chịu đựng bao khó khăn. Thiếu từ những trang bị tối thiểu “áo anh rách vai”, “ quần tôi vài mảnh vá”, “chân không giày”, thêm vào đó thiếu thuốc men, bệnh sốt rét rừng hành hạ. Không thể tính được những hi sinh mất mát mà các anh phải trải qua và chịu đựng:  
                 Khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt.
                 Máu trộn bùn
                   Gan không núng
                   Chí không mòn!

              (Hoan hô chiến sĩ Điện Biên – Tố Hữu)
    Khó khăn chồng chất vẫn không làm mất đi dáng vẻ oai hùng, tâm hồn mơ mộng, lãng mạn của người lính đất Hà thành:
                 Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
                  Quân xanh màu lá dữ oai hùm.
                Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
                Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
                                            (Tây Tiến – Quang Dũng)
Và chính các anh đã làm nên những mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc:
             Chín năm làm một Điện Biên
             Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng
 Pháp thua, Mĩ lại nhảy vào miền Nam, các anh lại phải cầm súng đánh Mỹ. Họ đã có những cuộc chia ly, nhưng là cuộc chia ly màu đỏ  như bài thơ của Nguyễn Mỹ :
              Nhưng tôi biết cái màu đỏ ấy
              Cái màu đỏ như màu đỏ ấy
              Sẽ là bông hoa chuối đỏ tươi
             Trên đỉnh dốc cao vẫy gọi đoàn người
              Sẽ là ánh lửa hồng trên bếp
              Một làng xa giữa đêm gió rét...
              Nghĩa là màu đỏ ấy theo đi
             Như không hề có cuộc chia ly...:

Người chiến sĩ trong thời đại chống Mỹ vẫn mang vẻ đẹp của thế hệ chống Pháp nhưng có tầm vóc cao đẹp hơn. Vẫn là anh- con người hết sức bình dị mà rất đỗi kiên cường :    
               Vẫn đôi dép lội chiến trường
               Vẫn vành mũ lá coi thường hiểm nguy .
    Các anh vẫn lạc quan, yêu đời, luôn cười ngạo nghễ trước gian khổ, hiểm nguy như những chàng lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật :
             Không có kính, rồi xe không có đèn,
             Không có mui xe, thùng xe có xước,
             Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
             Chỉ cần trong xe có một trái tim.

     Vâng! Chỉ cần trong xe có một trái tim. Bức chân dung của những người chiến sĩ vận tải Trường Sơn trong những năm chống Mĩ cứu nước đã được hoàn thiện hơn nữa thông qua hình ảnh “trái tim”. Tác giả đã sử dụng biện pháp hoán dụ để làm nổi bật những trái tim cầm lái của những con người mang trái tim nồng nàn yêu thương, ý chí kiên cường, dũng cảm, niềm lạc quan và một niềm tin vững chắcvào tương lai.
Người lính – Anh xứng đáng là con người đẹp nhất là niềm tự hào của dân tộc, là chàng trai của thế kỷ hai mươi như lời thơ Tố Hữu đã viết:      
          Hoan hô anh giải phóng quân
          Kính chào anh con người đẹp nhất.
         Lịch sử hôn anh chàng trai chân đất.
        Sống hiên ngang bất khuất trên đời.
         Như Thạch Sanh của thế kỉ hai mươi
                          (Bài ca xuân 68 – Tố Hữu)
 Các anh lại viết nên huyền thoại mới của thời đại, được cả năm châu, chân lí nhìn theo, cái nhìn trìu mến và khâm phục:
         Tổ quốc cho anh dòng sữa tự hào
        Thời đại cho anh ánh sao trí tuệ.
     Đọc những trang thơ kháng chiến 1945-1975, chúng ta hiểu thêm cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ của con người sống trong chiến tranh ác liệt. Đồng thời ta thấy được bản chất anh hùng cách mạng của người lính. Thơ kháng chiến là tiếng đại bác gầm rung và cũng là tiếng chim ca hát bình minh. Chất trữ tình và chất anh hùng ca hòa quyện trong hồn thơ, bài thơ, câu thơ và ý thơ. Thơ trong giai đoạn này đã phát hiện tư thế của người lính đối diện với lịch sử, với chân trời tự nhiên đầy gian nan. Các anh là linh hồn của 2 cuộc kháng chiến trường kì. Ở các anh có sự hội tụ đầy đủ phẩm chất, tâm hồn và tính cách cho những con người anh hùng dân tộc.
    Chiến tranh đã qua đi, nhưng kí ức về những con người làm nên lịch sử còn hằn sâu trong tâm trí người dân Việt Nam. Lớp người của thế hệ hôm nay xin tiếp nối truyền thống ông cha để làm vẻ vang non sông, và đất nước Việt Nam mãi là :
          Đất nước của nhân dân
        Đất nước của Nhân dân, của ca dao thần thoại.
                                    (Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm). 
Tác giả bài viết: Nguyễn Thanh - A13,K29
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

VĂN BẢN MỚI

Số: Số 19/KH-CĐCS
Tên: (KẾ HOẠCH Tổ chức Tết Trung thu năm 2023)

Ngày BH: (22/09/2023)

Số: Quyết định phê duyệt danh mục Sách lớp 11 năm học 2022 - 2023 của trường THPT Nghèn
Tên: (danh mục Sách lớp 11 năm học 2022 - 2023)

Ngày BH: (19/06/2023)

Số: 1330/QĐ-UBND
Tên: (Phê duyệt sách giáo khoa lớp 4, lớp 8, lớp 11 và sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 10)

Ngày BH: (09/06/2023)

Số: 42/TB-SGDĐT
Tên: (Về việc thăm dò dư luận đối với các cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú" lần thứ 16 - Năm 2023)

Ngày BH: (09/01/2023)

Số: Số: 98/QĐ-THPTN
Tên: (Quy định học trực tuyến)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: Số: 97/KH-THPTN
Tên: (Kế hoạch dạy học trực tuyến - THPT Nghèn)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: SNV-CCVC
Tên: (V/v hướng dẫn một số nội dung về lấy ý kiến nhận xét, đánh giá để thực hiện việc khắc phục sai phạm trong công tác tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức theo Kết luận số 71-KL/TW của Ban Bí thư)

Ngày BH: (21/12/2020)

Số: 3313/BGDĐT-GDĐH
Tên: (Điều chỉnh lịch triển khai công tác tuyển sinh)

Ngày BH: (28/08/2020)

Số: 61 /KH-THPTN
Tên: (Thực hiện công văn chỉ đạo Số: 611/SGDĐT-GDPT, ngày 16/4/2020 và các công văn hướng dẫn của Sở về việc dạy học qua Internet trong thời gian qua, Trường THPT nghèn xây dựng quy định về việc dạy học qua Internet trong thời gian tới như sau:)

Ngày BH: (18/04/2020)

Số: Số: 239-KH/TWĐTN-TNTH
Tên: (KẾ HOẠCH Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc “Tự hào Việt Nam” lần thứ III, năm học 2019 - 2020)

Ngày BH: (18/10/2019)

Danh mục

Thư viện hình ảnh

  Hoạt động

-1 photos | 4214 view

  Giải trí

1 photos | 3917 view

  Kỷ yếu

0 photos | 2488 view

Thống kê

  • Đang truy cập: 22
  • Hôm nay: 1648
  • Tháng hiện tại: 1648
  • Tổng lượt truy cập: 8133519

Hỗ trợ online

Võ Đức Ân
0964867606