Rss Feed Đăng nhập

Việt Nam nên xây dựng hệ thống giáo dục thích ứng nhanh với thay đổi của xã hội

Đăng lúc: Chủ nhật - 13/10/2019 20:53 - Người đăng bài viết: hoahoc
Việt Nam nên xây dựng hệ thống giáo dục thích ứng nhanh với thay đổi của xã hội
Robot không thể nào thay hết công ăn việc làm mà thực tế là cần những người lao động có kỹ năng mới để làm việc chung với robot. Và để chuẩn bị cho việc làm trong tương lai thì hệ thống giáo dục phải thích ứng được nhanh với sự thay đổi của nhu cầu xã hội.
Đó là chia sẻ của ông Stephen Ulrich, Giám đốc chương trình của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) trong bài trình bày về "Tương lai của việc làm” tại Hội nghị Giáo dục 2019 với chủ đề “Định hướng tương lai” do Forbes Việt Nam tổ chức ngày 10/10.


Ông Stephen Ulrich, Giám đốc chương trình của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) trong bài trình bày về "Tương lai của việc làm” tại Hội nghị Giáo dục 2019
Hội nghị giáo dục này thu hút 350 khách tham dự là các nhà đầu tư, nhà giáo dục, nhà hoạch định chính sách cùng công chúng quan tâm đến giáo dục chia sẻ tầm nhìn và hướng phát triển của giáo dục hiện đại vì sự tiến bộ của thế hệ tương lai.
Robot không làm biến mất việc làm
Ông Stephen Ulrich cho biết có 3 yếu tố chính sẽ tác động tới việc làm trên toàn thế giới trong tương lai là công nghệ, biến đổi khí hậu và làn sóng chuyển dịch nhân khẩu học. Xu hướng rất lớn trên thế giới là chuyển dịch nhân khẩu học và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Ở góc nhìn thị trường lao động, Việt Nam có những thách thức như 1,2 triệu người thất nghiệp và trong đó 48% là người trẻ (tương đương gần 600.000 người), có lẻ vì họ không có kỹ năng phù hợp để tìm được việc làm, cũng như chênh lệch về lương rất lớn.
ấn để phóng to ảnh

Theo ông Stephen Ulrich, robot không thay thế việc làm trong tương lai 
“Robot không thể nào thay hết công ăn việc làm mà thực tế là cần những người lao động có kỹ năng mới để làm việc chung với robot, chuyển đổi công nghệ trong các ngành công nghiệp cũng như tác động đến sự thay đổi của xã hội. Chúng ta đang nghe nói nhiều đến chuyện việc làm biến mất, robot thay thế con người... Nhưng không phải việc làm biến mất mà phần lớn công việc chuyển đổi thông qua công nghệ. Trong đó, có những công việc phát triển rất nhanh như quản lý mạng xã hội, phân tích dữ liệu lớn, phát triển phần mềm, lái xe Grab… Có thể thấy những công việc mới liên quan đến công nghệ đòi hỏi phải có kỹ năng liên quan đến STEM (khoa học - công nghệ - kỹ thuật - toán học). Thực tế cũng cho thấy, hiện nay 8/10 việc làm trên thế giới đòi hỏi điều này. Và STEM rất khó để học. Tại Việt Nam, 12 triệu người trong tổng số 60 triệu người hiện nay được đào tạo chuẩn về kỹ thuật. Tỷ lệ này đang gia tăng. Nhưng muốn chuẩn bị cho thế giới việc làm tương lai thì rất nhiều lao động Việt Nam cần đào tạo một cách chính thống ở tất cả lĩnh vực của xã hội”.
Ông Stephen cho rằng: “Để người trẻ sẵn sàng tìm việc ở tương lai thì đòi hỏi phải có kỹ năng về công nghệ, kỹ thuật. Điều này đòi hỏi họ sẽ được giáo dục tốt hơn, gắn vào công nghệ hơn và đồng nghĩa là yêu cầu đầu tư nhiều hơn vào hệ thống giáo dục. Như vậy chi phí của giáo dục sẽ đắt hơn trong tương lai vì chúng ta cần đầu tư vào công nghệ mới đào tạo được công nghệ cho người học”.hấn để phóng to ảnh

Hội nghị giáo dục này thu hút 350 khách tham dự quan tâm đến các vấn đề giáo dục
Giám đốc tổ chức ILO đưa ra 2 khuyến nghị dành cho Việt Nam để giải quyết những vấn đề trong sử dụng lao động hiện tại và chuẩn bị cho tương lai. Đó là tập trung đào tạo kỹ năng để người lao động thích ứng, tự điều chỉnh với những công việc mới, và nên tập trung vào những ngành tập trung số lượng lớn lao động. Ông cũng đề xuất sự đối thoại nhiều hơn giữa những người lao động, người làm công tác đào tạo và những người sử dụng lao động để tìm điểm giao giữa cung-cầu trong sử dụng lao động.
"Hệ thống giáo dục nào thích ứng được nhanh với sự thay đổi của nhu cầu xã hội, hệ thống đó sẽ thành công", Stephen kết luận.
Tất cả cha mẹ trên thế giới đều định hướng nghề cho con
Một người tham dự tại hội nghị cho biết cảm thấy sốc với con số 48% thanh niên thất nghiệp. Vị này đặt câu hỏi với ông Stephen rằng“Hiện nay có nhiều sinh viên chọn ngành học theo ý kiến của bố mẹ. Như vậy có cách nào để học sinh có định hướng tương lai tốt hơn?”.
Trả lời điều này, ông Stephen Ulrich cho biết mọi cha mẹ đều muốn con mình làm ngành gì mà họ thấy tốt cho con trong tương lai. Vấn đề này xảy ra với tất cả các nước trên thế giới chứ không riêng Việt Nam. Tuy nhiên, nếu chúng ta hỏi một người 16, 18 hay thậm chí 20 tuổi có hiểu gì về thị trường lao động hay không thì rất khó có câu trả lời. Ngay cả bố mẹ cũng chưa chắc trả lời được điều này dù họ có kinh nghiệm nhưng không thể biết những nghề mới nào ra đời.
Vì vậy, để giới trẻ thất nghiệp ít hơn, cần phải đưa công việc, đưa thị trường lao động đến gần nhà trường hơn. Đưa những thông tin thực tế về việc làm đến trường học đưa doanh nghiệp đến trường sớm thì sinh viên, học sinh mới có thể tiếp cận, thử và biết việc làm thực tế như thế nào.
Tác giả bài viết: Lê Phương
Nguồn tin: baáo dân trí
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

VĂN BẢN MỚI

Số: Số 19/KH-CĐCS
Tên: (KẾ HOẠCH Tổ chức Tết Trung thu năm 2023)

Ngày BH: (22/09/2023)

Số: Quyết định phê duyệt danh mục Sách lớp 11 năm học 2022 - 2023 của trường THPT Nghèn
Tên: (danh mục Sách lớp 11 năm học 2022 - 2023)

Ngày BH: (19/06/2023)

Số: 1330/QĐ-UBND
Tên: (Phê duyệt sách giáo khoa lớp 4, lớp 8, lớp 11 và sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 10)

Ngày BH: (09/06/2023)

Số: 42/TB-SGDĐT
Tên: (Về việc thăm dò dư luận đối với các cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú" lần thứ 16 - Năm 2023)

Ngày BH: (09/01/2023)

Số: Số: 98/QĐ-THPTN
Tên: (Quy định học trực tuyến)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: Số: 97/KH-THPTN
Tên: (Kế hoạch dạy học trực tuyến - THPT Nghèn)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: SNV-CCVC
Tên: (V/v hướng dẫn một số nội dung về lấy ý kiến nhận xét, đánh giá để thực hiện việc khắc phục sai phạm trong công tác tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức theo Kết luận số 71-KL/TW của Ban Bí thư)

Ngày BH: (21/12/2020)

Số: 3313/BGDĐT-GDĐH
Tên: (Điều chỉnh lịch triển khai công tác tuyển sinh)

Ngày BH: (28/08/2020)

Số: 61 /KH-THPTN
Tên: (Thực hiện công văn chỉ đạo Số: 611/SGDĐT-GDPT, ngày 16/4/2020 và các công văn hướng dẫn của Sở về việc dạy học qua Internet trong thời gian qua, Trường THPT nghèn xây dựng quy định về việc dạy học qua Internet trong thời gian tới như sau:)

Ngày BH: (18/04/2020)

Số: Số: 239-KH/TWĐTN-TNTH
Tên: (KẾ HOẠCH Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc “Tự hào Việt Nam” lần thứ III, năm học 2019 - 2020)

Ngày BH: (18/10/2019)

Danh mục

Thư viện hình ảnh

  Hoạt động

-1 photos | 4221 view

  Giải trí

1 photos | 3921 view

  Kỷ yếu

0 photos | 2492 view

Thống kê

  • Đang truy cập: 23
  • Hôm nay: 2933
  • Tháng hiện tại: 13707
  • Tổng lượt truy cập: 8145578

Hỗ trợ online

Võ Đức Ân
0964867606