I- MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
Với mong muốn học sinh có cơ hội trải nghiệm thực tế liên quan đến những vấn đề: Điện phân dung dịch, điều chế, thu, sử dụng chất khí, chỉnh lưu dòng điện xoay chiều, tạo mô hình thí nghiệm và và bảo vệ môi trường. Buổi ngoại khóa giúp học sinh hiểu sâu kiến thức đã học. Kiến thức thực tiễn sẽ xây dựng tình yêu và niềm tin với khoa học đồng thời khơi dậy tinh thần sáng tạo của các em. Hi vọng với những kiến thức thực tế này sẽ là nền tảng để các em đề ra những giải pháp giải khoa học quyết vấn đề thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
II- NỘI DUNG TỔ CHỨC
1) Đối tượng học sinh: toàn bộ các lớp khối 10 tham gia thực hành, học sinh toàn bộ khối 10 và 11 tham gia buổi ngoại khóa.
2) Thời gian tổ chức: từ 13:30 đến 16:30 ngày 29/2/2016
3) Hình thức tổ chức: Hội thi “Đấu trường điện phân” giữa các lớp khối 10 tại sân trường THPT Nghèn – Can Lộc – Hà Tĩnh.
4) Chi phí:
+ Chi phí tổ chức: theo quy chế thi đua nội bộ của Nhà trường.
+ Chi phí tạo mô hình thí nghiệm của học sinh: do các lớp khối 10 chịu trách nhiệm. Dự kiến khoảng 50.000 đồng / bộ thí nghiệm, tận dụng thêm các dụng cụ, vật dụng có sẵn tại gia đình học sinh như nguồn điện một chiều (pin, ắc quy, chỉnh lưu, máy phát điện một chiều v.v.. ), vỏ chai nhựa, chậu nhựa.
5) Yêu cầu thu hoạch sau hoạt động:
- Nắm được, thực hành được, rút kinh nghiệm về cách tạo mô hình thí nghiệm điện phân.
- Hiểu được nguyên tắc hoạt động và cơ chế điện phân dung dịch điều chế khí.
- Biết được các nguồn điện một chiều và ảnh hưởng của cường độ dòng điện một chiều lên thời gian điện phân.
- Hiểu được nguyên tắc thu và sử dụng khí hidro, khí oxy.
- Hiểu được các nguyên tắc và biện pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất hóa học.
III- CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CỦA CÁC LỚP KHỐI 10
Mỗi lớp khối 10 cần chuẩn bị các công tác sau:
+ Cử một nhóm 3 người điều hành công tác chuẩn bị (Bí thư, lớp trưởng và lớp phó học tập)
+ Cử một nhóm 3 người tham gia dự thi đấu trường, những em này phải có kiến thức khoa học tự nhiên tốt, có kỹ năng thực hành tốt, bình tĩnh, sáng suốt.
+ Phân công công việc chuẩn bị làm mô hình, thực hành thử.
1. Nghiên cứu lý thuyết điện phân: Tất cả các học sinh khối 10, 11 tìm hiểu về lý thuyết điện phân, các phương pháp điện phân điều chế chất trong công nghiệp. Bên cạnh đó cần tìm hiểu về các nguồn điện một chiều và ảnh hưởng của cường độ dòng điện một chiều lên thời gian điện phân.
2. Chuẩn bị mô hình thực hành điện phân.
Mô hình điện phân có tại phòng thực hành Hóa học, các lớp cử người tham khảo, chuẩn bị vật liệu và tiến hành xây dựng mô hình. Mô hình tạo ra cần phải được thông qua bởi ban tổ chức (Liên hệ thầy Trần Anh Sơn 0982890488) trước khi đưa vào thí nghiệm thử.
a) Vật liệu: 4 nút bịt ống nhựa 21, 4 T 21, 3 nẹp inox ống 32, 2 đoạn ống 21 dài 20 cm, 2 đoạn ống 21 dài 10 cm, 2 đoạn dây điện lõi tốt dài 1m, một lõi pin AAA loại nhỏ, 5 đinh ốc bulong dài 5cm, một đinh ốc bulong dài 1cm, một lá inox cỡ 2x0,5 cm. Một bộ nguồn điện một chiều (Pin, ắc quy, chỉnh lưu như sạc pin, sạc ắc quy, nguồn lò thổi, máy phát điện một chiều v.v..), một thau nhựa đường kính tối thiểu 70cm, hai vỏ chai nước khoáng Sơn Kim dung tích 0,5 lít (có nắp), keo nến, keo ống nước.
b) Dụng cụ: Kìm, búa, máy khoan mũi khoan kim loại, máy ép keo nến.
c) Lắp ráp: Xem hình ảnh của bộ dụng cụ và lắp ráp. Lưu ý:
+ Đổ hồ xi măng vào ruột các ống chân đế giúp bộ dụng cụ đứng vững trong nước.
+ Dùng keo ống nước gắn kín các bộ phận để nước không lọt vào trong bộ dụng cụ.
+ Tuyệt đối không thử bộ dụng cụ tại nhà.
+ Mang bộ dụng cụ lên lớp để giáo viên bộ môn Hóa của lớp duyệt.
3. Chuẩn bị thử mô hình: Mỗi lớp cử ra ba học sinh phụ trách mô hình, liên hệ với giáo viên bộ môn Hóa để chạy thử mô hình tại phòng thí nghiệm Hóa Sinh của trường.
III- CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CỦA CÁC LỚP KHỐI 11
1. Làm mô hình sa bàn nhà máy nước Can Lộc:
+ Mỗi lớp cử 1 người và đóng góp kinh phí, giao cho lớp 11A3 và cô Hoàng Yến chủ nhiệm 11A3 phụ trách tổ chức nhóm hoạt động.
+ Nghiên cứu sơ đồ, nguyên lí hoạt động của nhà máy nước Can Lộc (tại Hạ Vàng, Vượng Lộc), xin giấy giới thiệu của Nhà trường để liên hệ công tác.
+ Tổ chức mua vật liệu, dựng mô hình sa bàn nhà máy nước Can Lộc kích thước 1,5m * 1,5m. Có thể dùng đèn LED trang trí và mô tả hoạt động của nhà máy.
2. Mỗi lớp tổ chức thiết kế trang trí cho 02 bộ trang phục (vải) bằng lá cây, hoa dại với chủ đề các chất hữu cơ từ thiên nhiên, viết lời bình ngắn gọn cho 2 bộ trang phục này. Như vậy mỗi lớp lựa chọn hai bộ trang phục bình thường, một bộ nam, một bộ nữ và trang trí bằng lá cây, hoa dại theo chủ đề.
IV – LỘ TRÌNH CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
+ Các giáo viên bộ môn khối 10, 11 tổ chức triển khai đến các lớp, lập danh sách từ thứ 7 ngày 23 tháng 1 năm 2016.
+ Các lớp báo cáo tiến trình vào thứ 5 ngày 4 tháng 2 năm 2016.
+ Tiến hành duyệt và chạy thử các mô hình khối 10 bắt đầu từ thứ 5 ngày 18 tháng 2 năm 2016
+ Tiến hành duyệt mô hình sa bàn vào thứ 7 ngày 20 tháng 2 năm 2016.
+ Tiến hành duyệt trang phục và thuyết trình các lớp vào ngày thứ 3 ngày 23 tháng 2 năm 2016
+ Tiến hành tổng duyệt công tác chuẩn bị vào thứ 6 ngày 26 tháng 2 năm 2016.
+ Tổ chức tiến hành vào chiều ngày 29 tháng 2 năm 2016
IV – THÀNH PHẦN MỜI THAM GIA:
+ BGH nhà trường, đại diện BCH Công đoàn nhà trường.
+ BCH Đoàn trường: Đ/c Hưng, Đ/c Phượng, Đ/c Định.
+ Tổ trưởng chuyên môn và thư ký hội đồng.
TM. BAN TỔ CHỨC TRƯỞNG BAN Phan Thị Thuận
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://thptnghen.edu.vn là vi phạm bản quyền
Ý kiến bạn đọc