Rss Feed Đăng nhập

BA MƯƠI NĂM, NGÀY ẤY - BÂY GIỞ

Đăng lúc: Thứ bảy - 14/04/2018 05:35 - Người đăng bài viết: theduc
Năm 2018, Trường THPT Nghèn tổ chức Kỷ niệm 30 năm thành lập, xây dựng, trưởng thành và phát triển. Được tách ra từ Trường THPT Đồng Lộc thành phân hiệu hai tại Thị Trấn Nghèn năm học 1985 - 1986 và đến năm 1988 thì có quyết định thành lập trường THPT Nghèn. Những ngày đầu với bao khó khăn, thiếu thốn, phòng học hết sức tạm bợ, chủ yếu là nhà tranh tre nứa lá và nhà cấp bốn. Tuy vậy nhà trường vẫn tổ chức việc dạy học một cách nghiêm túc; vừa dạy học vừa kiến thiết và đến hôm nay sau 30 năm xây dựng và phát triển Trường THPT Nghèn đã có một cơ ngơi tương đối tốt, đáp ứng  được yêu cầu của việc dạy học với 38 phòng học cao tầng, 1 dãy nhà hiệu bộ, có phòng thiết bị, thí nghiệm, có phòng đọc, phòng thực hành, có phòng tin học và sân chơi, bãi tập trước sau thoáng đãng, khuôn viên xanh sạch đẹp. Ba mươi năm, một chặng đường ngắn so với sự nghiệp trồng người nhưng là khoảng thời gian đủ để ghi nhận sự hình thành và phát triển của một ngôi trường. Với 30 năm của trường THPT Nghèn, trong tôi có nhiều cảm xúc khác nhau ở trên hai cương vị, đó là một học sinh của nhà trường từ năm 1988 đến 1991 và là một giáo viên từ năm 1998 đến nay.
Thế là đã gần 30 năm, kể từ ngày tôi được học dưới mái trường THPT Nghèn nằm trên mảnh đất lịch sử Nga Ba Nghèn của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh năm 1930. Nhớ lại những ngày tháng học tập dưới mái trường, thầy cô, bạn bè, trong tôi không khỏi bồi hồi, xúc động và kỷ niệm ngày xưa lại ùa về. Năm 1988 tôi vào lớp 10 trường THPT Nghèn, trường lúc đó có 8 phòng học nhà tầng (chỉ mới xong 8 phòng học tầng 1) và 4 phòng học cấp 4 lớp ngói đỏ, xung quanh được bao bọc bởi hàng rào cành tre do các học sinh đóng góp, cổng trường cũng làm bằng tre, sân phía trước trường chỉ được 1 nữa sát phòng học là cao, còn phía ngoài đang còn rất thấp và cò năn là lác mọc rất nhiều, phía sau các phòng học được các thầy cô giáo trồng nhiều bạch đàn đã lên cao tầm 4 đến 5m và khu vực sân Thể dục bây giờ là hai có hồ sâu, hồ nay là do các thế hệ học sinh và phụ huynh các năm 1986, 1987, 1988 đào lên để đắp nền trường. Quy mô nhà trường lúc đó gồm 12 lớp, chia đầu cho 3 khối; Vào trường tập trung buổi đầu tiên để nhận lớp, thì sau đó có tuần lao động đầu năm để củng cố lại hệ thống hàng rào, cuốc cỏ sân trường, sân thể dục (mỗi lớp ít nhất 3 buổi) để chuẩn bị cho khai giảng. Lễ khai giảng cũng rất ngắn gọn, chứ không tổ chức bài bản và hoành tráng như bây giờ, sau tuần khai giảng là tuần tập quân sự cho cả 3 khối, và tôi còn nhớ thời đó trong một tuần học quân sự lớp 10 đầu tiên ngoài việc tập đội hình, đội ngũ của Quân đội, còn có bài võ thể dục 36 động tác của Thầy giáo Nguyễn Xuân Anh Cố vấn đoàn trường (giờ thầy là hiệu trưởng trường THPT Thành Sen) lên lớp.
Thời đó đời sống kinh tế đang khó khăn, phong trào học tập đã có sự phát triển so với trước đó nhưng nhìn chung còn thấp, việc đầu tư cho con cái học tập chỉ mới tập trung ở một số gia đình có điều kiện; lương bổng của giáo viên thấp, không đủ cho việc trang trải cuộc sống ở mức tối thiều, vì vậy các thầy cô giáo phải làm thêm nhiều nghề như chăn nuôi lợn, hàng sáo, làm mộc, xin ruộng các xã để làm. Mặc dù khó khăn là vậy nhưng các thầy cô giáo vẫn nhiệt tình lên lớp để truyền đạt kiến thức cho học sinh và kết quả hằng năm vẫn có học sinh giỏi tỉnh, học sinh đậu vào đại học và trường được đánh giá ở mức loại khá của khối các trường THPT tỉnh Nghệ Tĩnh.
Vào lớp 10, tôi được phân vào lớp 10A do thầy giáo Nguyễn Ngọc Hoan làm chủ nhiệm suốt 3 năm, thầy có dáng người cao, gầy, giọng nói rất nhẹ nhàng; thầy là người rất nghiêm khắc trong giảng dạy và công việc, nhưng rất gần gủi và thân thiện ở ngoài đời; thầy rất say sưa với chuyên môn, tận tình với các em học sinh và thầy có một biệt tài đó là tâng kiện bằng hai đầu gối và có thể tâng ba bốn trăm cái một lúc; là chủ nhiệm của một lớp chọn, nhưng lớp chọn hồi đó cả khối chỉ có một lớp nên trong lớp đủ cả 4 khối A,B,C,D nên việc dạy học và định hướng cho học sinh chọn ngành nghề gặp nhiều khó khăn. Nhưng bằng tâm huyết, trách nhiệm của người thầy, thầy đã tận tâm chỉ bảo, dạy dỗ và định hướng chọn ngành nghề cho tất cả các thành viên trong lớp và lớp chúng tôi, với trên 40 thành viên đến bây giờ mỗi người đều có công việc, việc làm ổn định và tất cả là nhờ công ơn của thầy. Năm 1991 chúng tôi ra trường, thầy tiếp tục dạy tại trường Nghèn thêm 4 năm nữa và đến năm 1995 thầy đã chuyển công tác về trường THPT Minh Khai, với năng lực chuyên môn giỏi và có nhiều đóng góp cho ngành thầy đã vinh dự được nhận các danh hiệu giáo viên giỏi tỉnh, rồi đạt nhà giáo ưu tú năm 2016 và giữ chức vụ Hiệu trường THPT Minh Khai từ năm 2008 đến nay.
Chia tay với trường THPT Nghèn, tôi vào học tại trường sư phạm kỷ thuật 3 được 2 tháng, nhưng do điều kiện gia đình khó khăn và đang phải chu cấp cho chị gái học 30 văn Đại học Vinh nên tôi đành xin nghỉ học và nhập ngũ vào quân đội từ tháng 2 năm 1992, với ý định phấn đấu trở thành sỹ quan, nhưng ý định của tôi đành lỗi hẹn do thiếu chiều cao (tôi được 1m60 nhưng yêu cầu vào sĩ quan lúc đó là 1m62). Tháng 1 năm 1994, tôi xuất ngũ và bắt đầu hành trình ôn thi Đại học và đã đậu vào Đại học Vinh, khoa Giáo dục Thể chất.
Bốn năm đại học rồi cũng đi qua, điều làm tôi mừng là được về công tác tại trường cũ. Lúc này quy mô của nhà trường đã lên 24 lớp, với 16 phòng học cao tầng, một dãy nhà hiệu bộ, khuôn viên phía trước rộng rãi, đã có tường rào và cổng trường, hai hồ phía sau nhà trường đã lấp được một hồ để học môn Thể dục. Nhìn ngôi trường rộng lớn hơn, khang trang, sạch đẹp và bề thế hơn lòng tôi vui sướng vô cùng. Còn gì hạnh phúc hơn khi được dạy cùng các thầy cô giáo cũ và đóng góp sức mình cho sự đi lên và phát triển của nhà trường. Nhưng niềm vui chưa được bao lâu, thì tháng 1 năm 1999 nhà trường xẩy ra sự cố nghiêng lún phòng học, 16 phòng học cao tầng bị nghiêng, trước sự cố đó, để đảm bảo sự an toàn của thầy và trò, nhà trường tạm thời nghỉ học; một cuộc họp khẩn giữa nhà trường, lãnh đạo huyện, các phòng ban huyện và lãnh đạo sở được tiến hành để đánh giá mức độ nghiêng lún của nhà trường cũng như tìm giải pháp tháo gỡ cho nhà trường. Sau cuộc họp, lãnh đạo huyện đã ra quyết định 8 phòng học bị nghiêng lún mạnh, buộc phải đóng cửa; còn 8 phòng học còn lại vẫn tiếp tục cho học và giao cho nhà trường tìm các giải pháp để sau một tuần tổ chức việc dạy học trở lại bình thường. Một cuộc họp liên tịch giữa Ban giám hiệu, công đoàn, tổ trường chuyên môn và thường trực phụ huynh được tiến hành và tại cuộc họp đó có nhiều đề xuất như mượn 4 phòng của THCS Nghèn, 2 phòng học của TH Ngô Đức Kế; dồn lớp lạị; cải tạo các nhà xe thành các lán học. Giải pháp cải tạo các nhà xe thành 8 lớp học là giải pháp ưu việt nhất và dễ thực hiện đã được cuộc họp liên tịch thông qua. Nhà trường làm văn bản gửi lên huyện và Sở GD&ĐT về giải pháp cải tạo các nhà xe thành các lán học được huyện và Sở tán thành ngay. 8 phòng học lán đã được làm xong trên cơ sở 16 phòng để xe của học sinh phía sát tỉnh lộ 6 sau hơn 5 ngày lao động vất vả của các thầy cô giáo, học sinh và phụ huynh. Sau sự cố đó thì nhà trường đã làm đề án xin làm 18 phòng học cao tầng và được huyện và tỉnh chấp nhận, sau 1 năm học lán, vừa nhà trường, vừa công trường, tháng 1 năm 2000 nhà trường chính thức có 18 phòng học mới cao tầng khang trang, bề thế. Khó khăn là thế, nhưng tập thể thầy cô giáo và học sinh vẫn đoàn kết bên nhau, thi đua học tập và kết quả đã được đền đáp, năm học đó học sinh giỏi và học sinh đậu Đại học rất cao, trường được đánh giá là đơn vị xuất sắc cấp tỉnh.
Là một trường Thị Trấn, nhưng đóng trên một vùng thấp trủng, trường THPT Nghèn là trường phải chịu nhiều thiệt thòi của tác động thiên nhiên, như lũ lụt và triều cường, trước đây khi chưa ngọt hóa Sông Nghèn thì cứ về mùa mưa là sân trường lại ngập, hay triều cường to sân trưỡng cũng ngập, vất vã nhất là các thầy cô nội trú thường xuyên phải chịu cảnh nước vào phòng, rồi phải xăn quần cao trên đầu gối để lội lỏm bỏm lên trường để dạy và Ban chống bảo lụt của nhà trường gần như năm nào đến mùa mưa đều có vài làm việc vất vả và có lẽ vất vả nhất và kỷ niệm nhất là trận lũ lịch sử 2010, khoảng 20 giờ tối thì chúng tôi bắt đâu kê các vật dụng ở phòng thiết bị thí nghiệm, thư viện, đã dùng bàn học sinh để kê lên. Nhưng vừa làm xong được khoảng 30 phút thì thấy nước chỉ cách bàn học sinh khoảng 20 cm, chúng tôi lại tiếp túc cùng thầy Mai Đình Sơn ( lúc đó là hiệu trưởng) đưa các vật dụng ở phòng thiết bị thí nghiệm, thư viện lên tầng 2, phải làm đến gần 23 giờ đêm mới xong. Lúc này nước đã ngập đến cửa sổ các phòng học tầng 1, chúng tôi đi ra sân trường nước đã ngập đến ngang cổ.
Thời gian trôi thật là nhanh, thấm thoát mà đã 20 năm làm nghề giáo, 20 năm biết bao nhiêu kỷ niệm vui buồn trong nghề đi dạy và chứng kiến sự phát triển đi lên không ngừng của trường. Trường THPT Nghèn hôm nay, có cơ sở vật chất khang trang, đầy đủ, đáp ứng yêu cầu dạy và học trong giai đoạn mới. Nhà trường hiện có 108 cán bộ, giáo viên, nhân viên và trên 1500 học sinh. Chất lượng dạy và học không ngừng được nâng cao, trường THPT Nghèn xứng đáng là một trường trọng điểm của huyện và của tỉnh, nhiều năm liền là trường tiên tiến xuất sắc, trường đã được công nhận đơn vị đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2007 – 2012 và 2015 - 2020 và được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. Có được những thành công như ngày hôm nay là nhờ sự nổ lực phấn đấu của tập thể cán bộ giáo viên và học sinh qua nhiều thế hệ.
Ba mươi năm, một chặng đường với biết nhiêu gian nan và thử thách, nhưng bằng tinh thần nhiệt huyết, sự cố gằng và nổ lực không ngừng của thầy và trò qua nhiều thế hệ của trường THPT Nghèn đã viết nên một cuốn sách với biết bao thành tích chói lọi, đầy tự hào. Là một giáo viên, tôi thật hạnh phúc và tự hào khi mình đã góp một phần nhỏ bé để xây dựng và phát triển mái trường THPT Nghèn thân yêu!
Tác giả bài viết: Ngô Đức Chính
Nguồn tin: Ngô Đức Chính
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

VĂN BẢN MỚI

Số: Số 19/KH-CĐCS
Tên: (KẾ HOẠCH Tổ chức Tết Trung thu năm 2023)

Ngày BH: (21/09/2023)

Số: Quyết định phê duyệt danh mục Sách lớp 11 năm học 2022 - 2023 của trường THPT Nghèn
Tên: (danh mục Sách lớp 11 năm học 2022 - 2023)

Ngày BH: (18/06/2023)

Số: 1330/QĐ-UBND
Tên: (Phê duyệt sách giáo khoa lớp 4, lớp 8, lớp 11 và sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 10)

Ngày BH: (08/06/2023)

Số: 42/TB-SGDĐT
Tên: (Về việc thăm dò dư luận đối với các cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú" lần thứ 16 - Năm 2023)

Ngày BH: (08/01/2023)

Số: Số: 98/QĐ-THPTN
Tên: (Quy định học trực tuyến)

Ngày BH: (03/09/2021)

Số: Số: 97/KH-THPTN
Tên: (Kế hoạch dạy học trực tuyến - THPT Nghèn)

Ngày BH: (03/09/2021)

Số: SNV-CCVC
Tên: (V/v hướng dẫn một số nội dung về lấy ý kiến nhận xét, đánh giá để thực hiện việc khắc phục sai phạm trong công tác tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức theo Kết luận số 71-KL/TW của Ban Bí thư)

Ngày BH: (20/12/2020)

Số: 3313/BGDĐT-GDĐH
Tên: (Điều chỉnh lịch triển khai công tác tuyển sinh)

Ngày BH: (27/08/2020)

Số: 61 /KH-THPTN
Tên: (Thực hiện công văn chỉ đạo Số: 611/SGDĐT-GDPT, ngày 16/4/2020 và các công văn hướng dẫn của Sở về việc dạy học qua Internet trong thời gian qua, Trường THPT nghèn xây dựng quy định về việc dạy học qua Internet trong thời gian tới như sau:)

Ngày BH: (17/04/2020)

Số: Số: 239-KH/TWĐTN-TNTH
Tên: (KẾ HOẠCH Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc “Tự hào Việt Nam” lần thứ III, năm học 2019 - 2020)

Ngày BH: (17/10/2019)

Danh mục

Thư viện hình ảnh

  Hoạt động

-1 photos | 4221 view

  Giải trí

1 photos | 3921 view

  Kỷ yếu

0 photos | 2492 view

Thống kê

  • Đang truy cập: 10
  • Hôm nay: 3639
  • Tháng hiện tại: 14413
  • Tổng lượt truy cập: 8146284

Hỗ trợ online

Võ Đức Ân
0964867606