Thực hiện Kế hoạch số 635/SGDĐT-GDPT Hà Tĩnh ngày 13 tháng 4 năm 2022, Về việc tổ chức dạy thực nghiệm Tài liệu Giáo dục Địa phương tỉnh Hà Tĩnh - Lớp 10, vào sáng ngày 15 tháng 4 năm 2022, tại Trường THPT, Sở giáo dục Đào tạo Hà Tĩnh đã chỉ đạo tiến hành dạy 02 tiết thực nghiệm Giáo dục Địa phương tỉnh Hà Tĩnh - Lớp 10, ở Chủ đề 2:
Giáo dục, khoa bảng ở Hà Tĩnh và Chủ đề 3:
Nghệ thuật nói lối ở Hà Tĩnh.
Tham dự tiết dạy thực nghiệm có Đại diện tác giả của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam; Một số thành viên trong Ban Biên soạn Tài liệu giáo dục địa phương Hà Tĩnh cấp THPT; Lãnh đạo, chuyên viên Phòng Giáo dục phổ thông Sở Giáo dục Đào tạo Hà Tĩnh; Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, giáo viên dự kiến giao nhiệm vụ giảng dạy Tài liệu địa phương lớp 10 năm học 2022- 2023 Trường THPT Nghèn.
Các tiết thực nghiệm do giáo viên Trường THPT Nghèn thực hiện. Tiết dạy ở Chủ đề:
Giáo dục, khoa bảng ở Hà Tĩnh do cô giáo Trần Thị Lệ Thủy, Giáo viên Lịch sử tổ chức; Tiết dạy ở Chủ đề 3:
Nghệ thuật nói lối ở Hà Tĩnh do cô giáo Nguyễn Thị Thu Hiên, giáo viên Ngữ văn đảm nhiệm.
Ở Chủ đề:
Giáo dục, khoa bảng ở Hà Tĩnh, giáo viên tiến hành thực nghiệm nội dung 3:
Những dòng họ, khoa bảng, làng khoa bảng ở Hà Tĩnh. Giáo viên tổ chức tiết dạy với hình thức Đội chơi. Dựa trên Tài liệu đã được cung cấp, giáo viên cho học sinh kể tên các dòng họ khoa bảng, làng khoa bảng ở Hà Tĩnh; học sinh làm hướng dẫn viên Thuyết trình về: Dòng họ Ngô Trảo Nha ở Can Lộc và Dòng họ Nguyễn Tiên Điền ở Nghi Xuân. Nhiều thông tin về các danh sĩ, danh nhân của các dòng họ, khoa bảng ở Hà Tĩnh đã được nhắc đến trong bài học qua những câu chuyện rất phong phú. Bài học đã giúp học sinh thấy được những đóng góp của những dòng họ khoa bảng, làng khoa bảng cho sự phát triển của quê hương Hà Tĩnh cũng như cho đất nước trên nhiều phương diện cả về kinh tế, xã hội và văn hóa, văn học…
Ở Chủ đề:
Nghệ thuật nói lối ở Hà Tĩnh, giáo viên tổ chức lớp học thành các nhóm, cho học sinh Phân tích các mẩu thoại nói lối ở Yên Huy (xã Khánh vĩnh Yên, Can Lộc) trên các phương diện: dấu hiệu nhận biết, cách thức nói lối. Từ đó nhận ra giá trị văn học của các mẩu thoại. Ở tiết học, giáo viên cũng đã chuyển các mẩu chuyện nói lối Yên Huy thành kịch bản, cho học sinh đóng vai trải nghiệm. Qua bài học, các em đã thấy được trí thông minh, hóm hỉnh, tài hoa; tinh thần lạc quan, yêu đời của người dân ở vùng quê Hà Tĩnh.
Nội dung Giáo dục của địa phương là một hoạt động giáo dục bắt buộc của chương trình phổ thông mới. Các Chủ đề của nội dung giáo dục địa phương tỉnh Hà Tĩnh đã đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình môn học, đảm bảo tính chính xác, cơ bản, khoa học, thiết thực, phù hợp với đối tượng học sinh.
Dưới đây là một số hình ảnh của các tiết Thực nghiệm:





Ý kiến bạn đọc