Rss Feed Đăng nhập

ĐỀ THI HỌC KÌ NGỮ VĂN TRƯỜNG THPT NGHÈN BÁM SÁT ĐỀ THAM KHẢO THPT QG 2019 CỦA BỘ GD - ĐT

Đăng lúc: Thứ tư - 26/12/2018 01:13 - Người đăng bài viết: Trần Thanh Nga
     Vào sáng ngày 06 tháng 12 năm 2018, Trường THPT Nghèn tổ chức thi tập trung học kì I, môn Ngữ văn. Dưới sự chỉ đạo của Chuyên môn nhà trường các Đề thi của khối 12, trong đó có môn Ngữ văn phải có ma trận và cấu trúc đề bám sát với Đề thi tham khảo THPT Quốc gia của Bộ GD - ĐT giới thiệu vào ngày 6/12/2018. Đây là một định hướng chuyên môn kịp thời nhằm giúp học sinh nắm bắt và làm quen với những điều chỉnh trong cách ra đề của Bộ GD - ĐT. Đề thi gồm 02 phần: Phần Đọc hiểu gồm 04 câu hỏi ở các mức độ Nhận biết, Thông hiểu và Vận dụng thấp; Phần Làm văn gồm 02 câu: Câu 1 yêu cầu viết đoạn văn Nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ) về vấn đề "dũng cảm để thay đổi", Câu 2 nghị luận về đoạn thơ trong bài thơ Việt Bắc, từ đó nhận xét về tính dân tộc - một đặc điểm phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.
    Sau đây chúng tôi xin giới thiệu Đề thi và hướng dẫn chấm:
Đề ra:
I. PHẦN ĐỌC- HIỂU: (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
…Với học sinh, thách thức của các em cũng vô cùng to lớn. Là thế hệ của thế kỉ 21, các em sẽ phải đối mặt với một thế giới đầy biến động. Trong thế kỉ của mình, các em đang chứng kiến những biến đổi khí hậu bất thường, của nguồn tài nguyên đang cạn kiệt, của môi trường đang ô nhiễm và bị tàn phá ghê gớm. Ngoài ra, những định hướng nghề nghiệp em chọn cho mình trong hôm nay, chưa chắc có thể tồn tại ở ngày mai. 
Trong một công trình nghiên cứu của mình, Howard Gardner, cha đẻ của thuyết đa trí tuệ đã từng chỉ ra: đến năm 2030, 47% nghề nghiệp hiện nay sẽ bị biến mất. Nghĩa là có những nghề nghiệp mới ra đời và thay thế nghề nghiệp cũ, em đã chuẩn bị tâm thế cho mình trước sự thay đổi đó chưa? 
Lại thêm một câu hỏi nữa đặt ra: “Liệu chúng ta, thế hệ của một Việt Nam đầy sức trẻ có tụt hậu với cuộc cách mạng 4.0 như khi ta tụt hậu với cuộc cách mạng 3.0 hay không?”
Cốt lõi của sự thay đổi là sự dũng cảm của mỗi người. Dũng cảm để thừa nhận, dũng cảm để học hỏi, dũng cảm để tìm giải pháp,cách thức, dũng cảm để đối đầu.
(…) Các em dũng cảm để đối mặt với việc lười nhác, với việc học tập thụ động. Đối mặt với những thói hư tật xấu của mình và xã hội. Đối mặt với sự vô cảm của mình ngay cả với những người thân yêu nhất. Đối mặt để các em nhận ra mình thiếu tư duy phản biện, một phẩm chất  không thể thiếu của công dân thế kỷ 21…
             (Bài phát biểu trong Lễ khai giảng năm học 2017- 2018, thầy Nguyễn Minh Quý - Hiệu trưởng Trường THPT Trần Nguyên Hãn - Hải Phòng, 05/9/2017)
Câu 1. Người viết đã chỉ ra những thách thức nào mà các em học sinh phải đối mặt ở thế kỉ 21?
Câu 2: Vì sao tác giả muốn các em chuẩn bị tâm thế cho mình khi phải đối mặt với một thế giới đầy biến động?
Câu 3. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn cuối của văn bản.
Câu 4. Thông điệp nào có ý nghĩa nhất mà anh/chị rút ra từ văn bản trên?
II. LÀM VĂN:
Câu 1. (2,0 điểm)
      Từ văn bản phần Đọc hiểu, viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ của anh chị về câu nói: Cốt lõi của sự thay đổi là sự dũng cảm của mỗi người.
Câu 2: (5 điểm)
     Cảm nhận của anh, chị về vẻ đẹp thiên nhiên và con người qua đoạn thơ sau:
      Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
      Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
      Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
      Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
      Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
    (Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12, NXB Giáo dục 2010)
       Từ đó nhận xét về tính dân tộc trong thơ Tố Hữu.
Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 3.0
  1 Người viết đã chỉ ra những thách thức mà các em học sinh phải đối mặt ở thế kỉ 21: biến đổi khí hậu, tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm, thay đổi nghề nghiệp 0.5
2 Vì:
 - Có nhiều nghề nghiệp cũ bị thay thế.
- Để tránh bị tụt hậu với cuộc cách mạng 4.0 như khi tụt hậu với cuộc cách mạng 3.0
0.5
3 - Đoạn văn cuối tác giả chủ yếu sử dụng  biện pháp tu từ: điệp cấu trúc: Đối mặt với + cụm từ chỉ những điều chưa tốt/còn thiếu
- Hiệu quả:
+ Tạo âm hưởng, nhịp điệu giục giã cho câu văn.
+ Nhấn mạnh, khẳng định sự cần thiết của thái độ dũng cảm đối mặt với những điều chưa tốt của bản thân, nhận ra để sửa đổi, để sẵn sàng đương đầu với những thách thức của thời đại, hướng đến một cuộc sống tốt đẹp, ý nghĩa.
0.25
 
0.75
4 - HS có thể nêu một số thông điệp quan trọng mà thầy giáo muốn nhắn gửi  đến các em học sinh qua nội dung phát biểu:
Ví dụ:
+ Cần chuẩn bị tâm thế để lựa chọn nghề nghiệp, tìm hiểu về nghề nghiệp hiện tại và nghề nghiệp trong tương lai để có lựa chọn đúng
+ Cần dũng cảm để thay đổi, phải có sự dũng cảm mới có sự thay đổi
+ Cần đối mặt với những thách thức trong cuộc sống, không nên lảng tránh, bị động mà cần chủ động linh hoạt
+ Cần có tư duy phản biện, tư duy này cần được rèn luyện để giúp con người trưởng thành trong một xã hội đang phát triển với tốc độ nhanh chóng…
- Học sinh đưa ra những lí giải hợp lí thuyết phục.
0.5
 
 
 
 
 
 
 
 
 
0.5
II   LÀM VĂN 7.0
  1 Từ văn bản phần Đọc hiểu, viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ của anh chị về câu nói: Cốt lõi của sự thay đổi là sự dũng cảm của mỗi người 2.0
a.Yêu cầu kỹ năng: Đảm bảo hình thức của đoạn văn theo cách quy nạp, diễn dịch, tổng – phân – hợp... 0.25
b..Xác định vấn đề cần nghị luận: Cốt lõi của sự thay đổi là sự dũng cảm của mỗi con người. 0.25
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ vai trò của  sự dũng cảm đối với sự thay đổi của con người.  Có thể theo hướng sau:
- Dũng cảm: có dũng khí, dám đương đầu với khó khăn, nguy hiểm.
- Sự dũng cảm giúp con người đương đầu, vượt qua hoàn cảnh không thuận lợi trong cuộc sống để đi đến với thành công; có lối sống sống mạnh mẽ, chủ động, tích cực, hết mình, dám nghĩ dám làm, dám đấu tranh với cái xấu, tiêu cực để tạo nên những thay đổi tốt đẹp hơn.
- Mỗi người cần rèn luyện sự dũng cảm và có ý thức thay đổi; nhưng phải dựa trên sự hiểu biết, tư tưởng, tình cảm đúng đắn. Phê phán thái độ sống ỷ lại, hèn nhát, yếu đuối, không dám thay đổi.
1.5
  2     Cảm nhận của anh, chị về vẻ đẹp thiên nhiên và con người qua đoạn thơ sau:
            Ta về, mình có nhớ ta
    Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
            Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
     Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
            Ngày xuân mơ nở trắng rừng
    Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
            Ve kêu rừng phách đổ vàng
     Nhớ cô em gái hái măng một mình.
            Rừng thu trăng rọi hòa bình
     Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
      (Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12, NXB Giáo dục 2010)
      Từ đó nhận xét về tính dân tộc trong thơ Tố Hữu.
5.0
Yêu cầu chung
-Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
-Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.
- Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; ngôn ngữ trong sáng, mạch lạc.
 
Yêu cầu cụ thể: Học sinh có thể triển khai theo nhều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý:  
    Mở bài:
-Giới thiệu tác giả, tác phẩm
-Đoạn thơ thể hiện vẻ đẹp đặc sắc của thiên nhiên và con người Việt Bắc qua bốn mùa.
0,5
Thân bài:
Ý 1: Giới thiệu khái quát về bài thơ: Hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, nghệ thuật
Ý 2: Cảm nhận đoạn thơ:
- Thiên nhiên Việt Bắc hiện lên sinh động, đầy sức sống qua mỗi mùa: mùa đông ấm áp, rực rỡ với màu đỏ của hoa chuối xen lẫn màu xanh của rừng; mùa xuân hiện lên với màu trắng tinh khôi của hoa mơ phủ khắp không gian rộng lớn; mùa hè là âm thanh rộn rã của tiếng ve và màu vàng của rừng phách; mùa thu dịu dàng, trong sáng, thanh bình với màu sắc của ánh trăng. Vẻ đẹp thiên nhiên được khắc họa ấn tượng qua các động từ mạnh như: đổ, nở, rọi...
- Vẻ đẹp thiên nhiên đan xen trong vẻ đẹp con người: Đó là vẻ đẹp của con người lao động với dáng hình khỏe khoắn trên đèo cao, là con người cần mẫn, tỉ mỉ “chuốt từng sợi giang”, là dáng vẻ mạnh mẽ của cô em gái hái măng, là con người tình nghĩa thủy chung qua âm thanh câu hát. Vẻ đẹp con người được đặc tả qua: từ ngữ, hình ảnh, tư thế, âm thanh...
- Thiên nhiên và con người gắn kết, hài hòa, tôn vinh, bổ sung cho nhau: Thiên nhiên làm đẹp cho con người, con người tạo sức sống cho thiên nhiên.
Ý 3: Nhận xét về tính dân tộc trong thơ Tố Hữu:
- Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc, được thể hiện trên nhiều phương diện:thể thơ, hình ảnh, ngôn từ, giọng thơ...
-Tính dân tộc tạo nên nét đặc sắc trong phong cách thơ Tố Hữu, đồng thời tạo nên sự gần gũi, giản dị, dễ thuộc, dễ nhớ, dễ đi vào lòng người, phù hợp với nội dung mà đoạn thơ, bài thơ muốn chuyển tải.
 
0.5
 
 
1.0
 
 
 
 
 
 
1.0
 
 
 
 
0.5 
 
 
 
0.5
 
0.5     
Kết bài:
- Đoạn thơ vừa thể hiện tình cảm sâu đậm của nhà thơ với thiên nhiên và con người Việt Bắc, vừa khẳng định những nét đẹp có giá trị về phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.
0,5

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Cúc - GV Ngữ văn
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

VĂN BẢN MỚI

Số: 42/TB-SGDĐT
Tên: (Về việc thăm dò dư luận đối với các cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú" lần thứ 16 - Năm 2023)

Ngày BH: (08/01/2023)

Số: Số: 98/QĐ-THPTN
Tên: (Quy định học trực tuyến)

Ngày BH: (03/09/2021)

Số: Số: 97/KH-THPTN
Tên: (Kế hoạch dạy học trực tuyến - THPT Nghèn)

Ngày BH: (03/09/2021)

Số: SNV-CCVC
Tên: (V/v hướng dẫn một số nội dung về lấy ý kiến nhận xét, đánh giá để thực hiện việc khắc phục sai phạm trong công tác tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức theo Kết luận số 71-KL/TW của Ban Bí thư)

Ngày BH: (20/12/2020)

Số: 3313/BGDĐT-GDĐH
Tên: (Điều chỉnh lịch triển khai công tác tuyển sinh)

Ngày BH: (27/08/2020)

Số: 61 /KH-THPTN
Tên: (Thực hiện công văn chỉ đạo Số: 611/SGDĐT-GDPT, ngày 16/4/2020 và các công văn hướng dẫn của Sở về việc dạy học qua Internet trong thời gian qua, Trường THPT nghèn xây dựng quy định về việc dạy học qua Internet trong thời gian tới như sau:)

Ngày BH: (17/04/2020)

Số: Số: 239-KH/TWĐTN-TNTH
Tên: (KẾ HOẠCH Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc “Tự hào Việt Nam” lần thứ III, năm học 2019 - 2020)

Ngày BH: (17/10/2019)

Số: /KHNH20192020
Tên: (Kế hoạch năm học 2019 - 2020)

Ngày BH: (09/09/2019)

Số: K/HLS
Tên: (I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. II. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, THỜI GIAN, HOẠT ĐỘNG)

Ngày BH: (26/11/2018)

Số: KẾ HOACH NGOẠI KHÓA lLỊCH SỬ 2018/06/KH-LS
Tên: (GIÁO DỤC TRUYỀN THỒNG YÊU NƯỚC CHO ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN QUA DI SẢN VÀ DANH NHÂN ĐỊA PHƯƠNG I. MỤC ĐÍCH II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH III. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG)

Ngày BH: (01/02/2018)

Danh mục

Thư viện hình ảnh

  Hoạt động

-1 photos | 4021 view

  Giải trí

1 photos | 3742 view

  Kỷ yếu

0 photos | 2298 view

Thống kê

  • Đang truy cập: 29
  • Khách viếng thăm: 28
  • Máy chủ tìm kiếm: 1
  • Hôm nay: 7373
  • Tháng hiện tại: 128006
  • Tổng lượt truy cập: 7351685

Hỗ trợ online

Võ Đức Ân
0964867606