Rss Feed Đăng nhập

Khuynh hướng chọn nghề của học sinh

Đăng lúc: Thứ bảy - 02/04/2016 19:19 - Người đăng bài viết: sinhhoc
Một nghiên cứu gần đây về vấn đề khuynh hướng chọn ngành nghề của học sinh hiện nay cho thấy việc lựa chọn con đường vào đời bằng thi tuyển ĐH, CĐ vẫn là ưu tiên hàng đầu của các em

Khuynh hướng chọn nghề của học sinh

 

Chuyên viên tư vấn hướng nghiệp đang giải đáp thắc mắc của học sinh tại chương trình tư vấn tuyển sinh do Báo Giáo Dục TP.HCM tổ chức năm 2013. Ảnh: D.Bình

Một nghiên cứu gần đây về vấn đề khuynh hướng chọn ngành nghề của học sinh hiện nay cho thấy việc lựa chọn con đường vào đời bằng thi tuyển ĐH, CĐ vẫn là ưu tiên hàng đầu của các em.
1. Đối với học sinh THPT, dường như các em vẫn lựa chọn cho mình con đường duy nhất là thi vào ĐH, CĐ để vào đời và các em ý thức rất rõ về hướng đi của mình sau khi tốt nghiệp. Bởi bên cạnh tỉ lệ rất lớn (88%) học sinh chọn hướng “Tiếp tục học để thi ĐH, CĐ” thì chỉ có tỉ lệ rất nhỏ các em chọn học tại các trường TCCN, học nghề hay đi làm ngay hoặc ở nhà phụ giúp gia đình. Tất cả những thông số này phản ánh nhận định của nhiều giáo viên rằng:“Một khi học sinh đã hoàn thành bậc học THPT, các em sẽ tìm đến với cánh cửa ĐH, gạt tất cả những cánh cửa khác sang một bên và khi thất bại đến lần thứ ba, các em mới suy nghĩ về việc học nghề”. Đây là sự lãng phí rất lớn mà chung quy lại, gánh nặng trách nhiệm được quy về cho công tác hướng nghiệp. Bởi chính việc hướng nghiệp đúng đắn sẽ giúp các em biết mình là ai, hiểu mình làm được gì và nghề gì hợp với mình để có một sự lựa chọn chính xác nhất, tiết kiệm thời gian, chi phí, sức lực của bản thân và của cả xã hội.
2. Những tiêu chí mà học sinh THPT ưu tiên khi chọn nghề, gồm: Thứ nhất, nghề mà các em thích thú với nó. Thứ hai, nghề mà các em có được nhiều thông tin và hiểu biết về nó. Thứ ba, nghề dễ kiếm việc làm sau khi học xong và nghề dễ kiếm tiền.
Căn cứ theo kết quả trên, có thể nhận thấy những tín hiệu tích cực trong nhận thức của học sinh về việc chọn nghề, đó là sẽ chọn những nghề mà các em thích thú với nó và những nghề mình có nhiều thông tin, hiểu biết về nó. Những thông tin về nghề mà các em mong muốn có được để hiểu hơn về loại nghề đó bao gồm: Nghề đó đòi hỏi cá nhân phải có những năng lực, khả năng gì, môi trường làm việc ra sao, những cơ hội và thách thức với nghề ở thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai… Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là các em học sinh chỉ mới chọn nghề theo những tiêu chí khá chủ quan (hứng thú cá nhân và hiểu biết về nghề); trong khi đó, một yếu tố khác quan trọng hơn là chọn nghề theo những dự báo về loại hình nghề nghiệp mà xã hội đang cần hoặc đang thiếu trầm trọng thì các em không chú ý đến. Đây chính là nguyên nhân khiến hàng trăm ngàn học sinh đổ xô vào những ngành đang trong tình trạng “cung cao hơn cầu” như: Công nghệ thông tin, quản trị kinh doanh… mà không biết rằng, một con số cũng tương tự là hàng năm, hàng trăm ngàn sinh viên của các ngành này khi ra trường đang chịu cảnh thất nghiệp hoặc làm trái nghề. Trong khi đó, xã hội đang thiếu hụt trầm trọng đội ngũ nhân lực hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật hoặc những ngành nghề ít nhàn hạ như: Cầu đường, cấp thoát nước… thì những ngành này lại không được quan tâm đón nhận khiến lượng “cung” luôn luôn thấp hơn lượng “cầu”.
3. Chính từ thực tế như phân tích ở trên đã đặt ra một vấn đề khác trong công tác hướng nghiệp, đó là việc cung cấp cho các em những chỉ báo trong tương lai về nhu cầu của xã hội đối với từng loại ngành nghề, những nghề nào đã đủ nhân lực, những nghề nào đang dư nhân lực, những nghề nào đang thiếu hụt ở mức tương đối và mức trầm trọng. Trên cơ sở của những chỉ báo này, kết hợp với việc cung cấp thông tin một cách đầy đủ về các loại nghề cũng như việc định hướng giúp học sinh hiểu biết hơn về bản thân, chắc chắn cán cân nhân lực trong nền kinh tế sẽ được cân bằng một cách hiệu quả.
Khi khảo sát nhận định của học sinh THPT đối với một số quan điểm trong việc chọn nghề, các em rất quan tâm đến việc được cung cấp thông tin để có nhiều hiểu biết về những nghề nghiệp mà mình quan tâm khi đa phần đồng ý với quan điểm: “Để chọn được một nghề phù hợp trước tiên phải biết rõ về nghề đó”.
Các em bước đầu đã có những nhận thức về việc chọn nghề phù hợp với bản thân như “phải hiểu về nó” hoặc tính thích ứng của bản thân với từng yêu cầu nghề nghiệp. Song vẫn tồn tại một thực trạng chung về nhận thức giữa học sinh THCS và THPT, đó là đề cao con đường chọn nghề tại trường ĐH bởi quan niệm “được xã hội thừa nhận”, các em vẫn còn thiếu cái nhìn thực tế cũng như khả năng hoạch định cho bản thân.
4. Thông qua những phân tích từ số liệu thu được ở các đề tài liên quan, có thể khái quát thực trạng công tác hướng nghiệp cho học sinh THPT hiện nay dưới góc nhìn của các em như sau: Hiện tại, học sinh ít hứng thú tham gia vào các hoạt động hướng nghiệp của nhà trường. Nguyên nhân do hình thức tổ chức các buổi hướng nghiệp còn nghèo nàn, không có nhiều thông tin mới, không có nhiều thời gian, không có thầy cô chuyên trách, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các đội ngũ tư vấn. Nhà trường ảnh hưởng rất ít đến các em trong việc quyết định lựa chọn một nghề. Về thời điểm, các em mong được hướng nghiệp từ những năm cuối cấp THCS. Ngoài việc được chuyên viên, giáo viên chủ nhiệm tư vấn thì các em mong muốn phụ huynh cũng cần được tham gia tư vấn hướng nghiệp vì chính phụ huynh là người có ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến việc lựa chọn nghề nghiệp của các em nhiều nhất. Về nội dung, nguyện vọng của học sinh là được cung cấp thông tin nghề gì thi khối nào, học ở đâu. Về hình thức tổ chức hướng nghiệp, học sinh mong muốn được cung cấp thông tin cập nhật bằng nhiều nguồn tài liệu, được tư vấn chuyên sâu và giao lưu người thật nghề thật.
 

Tác giả bài viết: Bùi Thị Thành.st
Nguồn tin: www.giaoduc.edu.vn
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

VĂN BẢN MỚI

Số: Số 19/KH-CĐCS
Tên: (KẾ HOẠCH Tổ chức Tết Trung thu năm 2023)

Ngày BH: (22/09/2023)

Số: Quyết định phê duyệt danh mục Sách lớp 11 năm học 2022 - 2023 của trường THPT Nghèn
Tên: (danh mục Sách lớp 11 năm học 2022 - 2023)

Ngày BH: (19/06/2023)

Số: 1330/QĐ-UBND
Tên: (Phê duyệt sách giáo khoa lớp 4, lớp 8, lớp 11 và sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 10)

Ngày BH: (09/06/2023)

Số: 42/TB-SGDĐT
Tên: (Về việc thăm dò dư luận đối với các cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú" lần thứ 16 - Năm 2023)

Ngày BH: (09/01/2023)

Số: Số: 98/QĐ-THPTN
Tên: (Quy định học trực tuyến)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: Số: 97/KH-THPTN
Tên: (Kế hoạch dạy học trực tuyến - THPT Nghèn)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: SNV-CCVC
Tên: (V/v hướng dẫn một số nội dung về lấy ý kiến nhận xét, đánh giá để thực hiện việc khắc phục sai phạm trong công tác tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức theo Kết luận số 71-KL/TW của Ban Bí thư)

Ngày BH: (21/12/2020)

Số: 3313/BGDĐT-GDĐH
Tên: (Điều chỉnh lịch triển khai công tác tuyển sinh)

Ngày BH: (28/08/2020)

Số: 61 /KH-THPTN
Tên: (Thực hiện công văn chỉ đạo Số: 611/SGDĐT-GDPT, ngày 16/4/2020 và các công văn hướng dẫn của Sở về việc dạy học qua Internet trong thời gian qua, Trường THPT nghèn xây dựng quy định về việc dạy học qua Internet trong thời gian tới như sau:)

Ngày BH: (18/04/2020)

Số: Số: 239-KH/TWĐTN-TNTH
Tên: (KẾ HOẠCH Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc “Tự hào Việt Nam” lần thứ III, năm học 2019 - 2020)

Ngày BH: (18/10/2019)

Danh mục

Thư viện hình ảnh

  Hoạt động

-1 photos | 4214 view

  Giải trí

1 photos | 3917 view

  Kỷ yếu

0 photos | 2488 view

Thống kê

  • Đang truy cập: 15
  • Hôm nay: 1638
  • Tháng hiện tại: 1638
  • Tổng lượt truy cập: 8133509

Hỗ trợ online

Võ Đức Ân
0964867606