Ban chấp hành TW tại hội nghị TW 8 khóa XI đã ban hành nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH – HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế.
Nghị quyết ra đời chính là hiện thực hóa quan điểm chỉ đạo của Đảng về giáo dục và đào tạo, nhằm thống nhất nhận thức và hành động , phát huy trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân; huy động các nguồn lực đầu tư, sự phối hợp của nhiều cơ quan, ban nghành và các tổ chức xã hội cho sự nghiệp giáo dục.
Sau gần hai năm triển khai thực hiện nghị quyết bước đầu đã đem lại cho toàn xã hội niềm tin về một tương lai rực rỡ, chấn hưng nên giáo dục nước nhà.Các đội ngũ cán bộ quản lí, các thầy cô giáo và học sinh, sinh viên đã có nhiều thay đổi về tư duy, nhận thức và cách tiếp cận với giáo dục. Đối với trường THPT Nghèn sau khi quán triệt, triển khai, học tập những nội dung đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục và đào tạo của nghị quyết 29, nhiều hoạt động của nhà trường đã có những chuyển biến tích cực, đang đi đúng định hướng của nghị quyết đó là:
+ Trình độ giảng dạy của đội ngũ giáo viên được nâng cao hơn thông qua các đợt bồi dưỡng nghiệp vụ và tập huấn, tự học của cá nhân.
+ Phương pháp giảng dạy của giáo viên có nhiều đổi mới phù hợp với quan điểm chỉ đạo của nghị quyết đã đưa học sinh đem những bài học tại trường áp dụng đi sát với thực tiễn cuộc sống hàng ngày , tạo nên sự thích thú hơn với học tập
+ Hình thức, phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá trong học sinh có nhiều đổi mới đảm bảo tính trung thực, khách quan trong cách đánh giá học sinh, tránh được hiện tượng học vẹt , học lệch, học tủ.
+ Giữa nhà trường và phụ huynh có sự phối hợp gắn bó mật thiết để định hướng cho học sinh có được hiệu quả học tập tốt nhất.
+ Công tác xã hội hóa giáo dục đã có nhiều khởi sắc, ngày càng có nhiều cá nhân, tập thể đã chung sức cùng với nhà trường xây dưng được nhiều công trình có ý nghĩa thiết thực .
Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện nghị quyết nhà trường còn gặp nhiều khó khăn như:
+ Cơ sở vật chất – trang thiết bị dạy học còn thiếu thốn nên việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực gặp nhiều khó khăn.
+ Cách nghĩ, cách dạy và học của nhiều giáo viên và học sinh vẫn còn mang nặng tính truyền thống.
+Đội ngũ cán bộ, giáo viên có thể đáp ứng được yêu cầu giảng dạy, trải nghiệm trên thực tế để tổ chức dạy học, thi cử theo phương pháp mới còn khiêm tốn….
Trước những kết quả đã đạt được và những khó khăn còn tồn tại trong quá trình triển khai, thực hiện nghị quyết với suy nghĩ của cá nhân, tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp để đưa nghị quyết 29-NQ/TW vào hoạt động của nhà trường có hiệu quả hơn:
Trước hết nhà trường cần phải quán triệt sâu sắc hơn nữa đến từng giáo viên, học sinh toàn bộ nghị quyết 29- NQ/TW từ đó làm chuyển biến nhận thức của đội ngũ giáo viên , học sinh là yếu tố quyết định đến chất lượng của việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.
Về đổi mới chất lượng đội ngũ giáo viên :
Nhà trường cần xây dựng kế hoạch và thực hiện các biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên như:
+Tập huấn cho giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học tiên tiến….
+ Tạo điều kiện, khuyến khích nhiều giáo viên đi học cao học về chuyên ngành phương pháp, kỹ năng nghe, nói ngoại ngữ….
+ Sinh hoạt tổ chuyên môn ngày càng phải chú trọng cả về nội dung và phương pháp dạy học, tăng cường thảo luận, trao đổi chuyên môn trong và ngoài trường.
Về đổi mới nội dung và hình thức dạy học:
Cần thường xuyên triển khai dạy học theo chủ đề, tích hợp liên môn để phát huy năng lực tư duy của người học, lồng ghép nội dung giáo dục giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa của quê hương, đất nước. Nên tổ chức cho các em có những buổi tham quan thực tế, trải nghiệm sáng tạo cho các em. Động viên khuyến khích các em tham gia các cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật ở các cấp để khơi dậy niềm say mê nghiên cứu khoa học.
Về đổi mới hình thức thi, kiểm tra đánh giá:
Nhà trường nên có ngân hàng đề đã được kiểm định đáp ứng yêu cầu đổi mới để thuận tiện cho việc kiểm tra, đánh giá. Nên tham gia tích cực mô hình thí điểm “ Xây dựng mô hình trường phổ thông đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra kết quả giáo dục” ở một số môn học. Đó là mô hình hướng dẫn học sinh đánh giá lẫn nhau và tự biết đánh giá năng lực của mình theo hướng mở ( học sinh tự đề xuất đề thi và làm đáp án- giáo viên chấm đề). Ma trận đề kiểm tra được xây dựng theo các mức độ nhận thức.
Về xã hội hóa giáo dục:
Nhà trường tiếp tục kêu gọi, huy động các nguồn vốn từ các tổ chức xã hội như các cựu học sinh thành đạt, các cơ quan ban nghành, tổ chức kinh doanh, từ thiện, phụ huynh…. để trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết phục vụ cho giảng dạy như máy chiếu, phòng nghe, các thiết bị và hóa chất phục vụ cho thực hành, thí nghiệm
Về xây dựng môi trường giáo dục thân thiện :
Đây là một trong những giải pháp rất quan trọng .Nhà trường nên xây dựng các khu thực hành, học tập thực tế cho học sinh như vườn sinh học, phòng tập đa năng, thành lập các câu lạc bộ về nhiều lĩnh vực như văn học, toán học, thơ ca, lịch sử, thể dục thể thao trong nhà trường để các em có cơ hội thể hiện năng lực của bản thân và giúp các em yêu thích các môn học hơn, yêu trường, yêu lớp hơn.
Trên đây là một số ý kiến của cá nhân tôi làm thế nào để đưa nghị quyết 29- NQ/TW vào hoạt động của nhà trường Trước yêu cầu của đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục- đào tạo, mỗi cán bộ, giáo viên chúng ta cần ý thức rõ sứ mệnh thiêng liêng cùng trách nhiệm cao cả trong sự nghiệp “trồng người”; khắc phục khó khăn, nỗ lực tự vượt lên mình, thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, quyết tâm đạt được những mục tiêu mà Nghị quyết số 29-NQ/TW đã đề ra.
Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Thúy - Tổ Sinh - CN
Ý kiến bạn đọc