Rss Feed Đăng nhập

Một số kinh nghiệm dạy tiết thực hành môn Sinh học THPT

Đăng lúc: Thứ hai - 14/03/2016 09:40
Tiết thực hành là tiết học mà học sinh được trực tiếp thực hiện các thao tác để chứng minh cho các kiến thức đã được học là đúng và một lần nữa tái hiện và khắc sâu kiến thức. Để dạy các tiết thực hành có hiệu quả tôi đã rút ra trong quá trình giảng dạy một số kinh nghiệm nhỏ sau đây, xin được chia sẻ để các đồng nghiệp cùng tham khảo:
Một là: Chuẩn bị giáo án chu đáo, đọc kỹ mục tiêu và nội dung của bài thực hành cần đạt được từ đó có phương án phù hợp cho mỗi đối tượng học sinh để cho tiết thực hành thành công.
Đây là công việc đầu tiên mỗi GV cần phải làm, khi soạn giáo án là chúng ta phác họa ra các công việc cụ thể trong tiết học trên lý thuyết, căn định thời gian cho mỗi phần từ đó đưa ra các phương án giải quyết cho từng tình huống cụ thể.
Hai là: Chuẩn bị các dụng cụ, hóa chất, vật liệu, mẫu vật… đầy đủ, dự phòng các tình huống có thể phát sinh để chuẩn bị thêm dụng cụ nếu cần.  Đây là khâu quyết định đến sự thành công của bài học. Thông thường ở các trường phổ thông không có nhân viên chuẩn bị thực hành nên trực tiếp giáo viên giảng dạy phải tự chuẩn bị, mặt khác các tiết học chỉ cách nhau 5 phút nghỉ giải lao nên khá khó khăn khi chuẩn bị thiết bị, dụng cụ. Nên ta cần phải chuẩn bị có thể từ hôm trước hoặc GV đến sớm đầu buổi học để chuẩn bị thiết bị cho tiết thực hành.
VD: Bài 21 sinh học 11: Thực hành đo một số chỉ tiêu sinh lý ở người
GV cần kiểm tra trước sự hoạt động của máy đo huyết áp như: Pin, độ chính xác của máy ….
VD: Bài 7 sinh học 11: Thực hành thí nghiệm thoát hơi nước và vai trò của phân bón
GV cần kiểm tra độ khô của giấy côbanclorua đã sấy khô sẵn (vì không có máy sấy khô tại nơi thực hành) nếu không nó sẽ không hút được nước và thí nghiệm sẽ không thành công….
Ba là: GV tiến hành làm thử các nội dung thí nghiệm mà học sinh sẽ thực hành từ đó rút ra các kinh nghiệm cần thiết.
Việc làm thử các thí nghiệm là điều rất cần thiết vì khi ta làm thử ta sẽ rèn được các kĩ năng chuẩn mà từ đó sẽ cho học sinh các lưu ý khi làm để thí nghiệm thành công.
VD: Khi đo huyết áp điện tử ở cổ tay nếu người đo không để tay đúng vị trí ngang ngực thì kết quả thu được sẽ không chính xác (đây là điều cần lưu ý cho học sinh khi làm thực hành)
VD: Bài 7 sinh học 12: Thực hành quan sát các dạng đột biến số lượng NST trên tiêu bản cố định và tiêu bản tạm thời thì GV phải quan sát các tiêu bản cố định trước và chọn ra mẫu đẹp và dễ quan sát nhất để cho học sinh có thể dễ dàng làm thực hành và quan sát được trên kính hiển vi
Bốn là: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị cho bài thực hành thật chu đáo ( nếu bài thực hành cần có sự chuẩn bị mẫu vật của học sinh)
VD: Bài 13 sinh học 11: Thực hành phát hiện diệp lục và canotenoit
- Để phát hiện được các sắc tố trong các cơ quan thực vật khác nhau GV chia nhóm chuẩn bị sao cho có nhiều loại lá, rau, củ, quả… nhất ( các nhóm không trùng mẫu vật )
- HS chuẩn bị thêm cồn để đề phòng học sinh phải làm lại thí nghiệm….Năm là: Đổi mới phương pháp giảng dạy, đánh giá học sinh trong bài thực hành (Học sinh có thể tự chấm điểm cho nhau, hỏi đáp trực tiếp giữa các nhóm…)
- Khi dạy thực hành tùy thuộc vào từng bài mà GV có thể chuẩn bị thêm các hình ảnh minh họa, các video mẫu cho học sinh quan sát (nếu cần)
VD: Bài 7 sinh học 12: Thực hành quan sát các dạng đột biến số lượng NST trên tiêu bản cố định và tiêu bản tạm thời
GV cần chuẩn bị hình ảnh bộ NST của người bình thường và bộ NST của người bị đột biến chiếu cho HS xem sau khi quan sát trong kính hiển vi;
- Đánh giá học sinh: có thể cho các nhóm tự đánh giái theo kiểu bình bầu nhóm xuất sắc khi tự đi quan sát kết quả thí nghiệm bằng cách dán phiếu bầu chọn của mình lên sản phẩm đẹp…
Sáu là: Tổ chức, thiết kế tiết học thật khoa học và hiệu quả: Để tránh tình trạng thiếu thời gian, khi dạy thực hành GV cần dựa vào các nguyên tắc trong tiết thực hành như: Phải quy định rõ thời gian cho mỗi công việc, hoạt động nhóm và học sinh phải tuân thủ nghiêm túc, GV là người theo dõi và giám sát, ghi lại các hoạt động của học sinh khi chưa đạt yêu cầu để nhắc nhở và rút kinh nghiệm hay chấm điểm.
Bảy là: Rút kinh nghiệm tiết học và giao việc về nhà cho học sinh
- Sau mỗi tiết học chúng ta đều nhìn ra được sự thành công và chưa thành công ở từng khâu khi thực hành, tự bản thân của giáo viên phải rút kinh nghiệm ghi và mục cuối của giáo án, nhận xét tiết thực hành trước lớp, tuyên dượng, phê bình HS nếu cần thiết (GV có thể chuẩn bị phần thưởng cho nhóm được bình chọn hoặc điểm cao nhất để khích lệ học sinh).
- Gao việc cho HS về nhà: Làm bài thu hoạch hoặc vẽ hình nếu có…
Một số đề xuất:
Qua thực tế khi giảng dạy có những bài thực hành chúng tôi không thể tiến hành được (VD: Bài 14 sinh học 12: Thực hành lai giống). Để tiết thực hành có hiệu quả, thiết thực thì cần phải có sự thay đổi về nhận thức của cả giáo viên lẫn học sinh, cần nâng cao vai trò của các tiết thực hành. Muốn thế cần phải có sự cải tiến một cách đồng bộ về trang thiết bị thí nghiệm sao cho chính xác, thao tác đơn giản nhưng hiệu quả và tạo cảm giác tự tin cho giáo viên khi tiến hành một tiết thực hành thí nghiệm đồng thời cải biên chương trình SGK sao cho phù hợp với thực tế…
- Phải có biểu điểm đánh giá tiết thực hành sao cho có sự thống nhất giữa các trường để vừa mang tính chất động viên và vừa không làm sai lệch kết quả đánh giá của bộ môn, để tạo cho học sinh niềm thích thú say mê trong các tiết học thực hành.
- Nếu các trường được cung cấp dụng cụ phục vụ cho thí nghiệm thì đề nghị các công ty cung cấp thiết bị tập huấn có hướng dẫn cách sử dụng các thiết bị đó một cách chi tiết.
- Thường xuyên tập huấn cho giáo viên thêm kỹ năng thực hành để nâng cao khả năng thực hành cho các giáo viên để làm các thí nghiệm trong GSK.
 
Tác giả bài viết: PBA
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

VĂN BẢN MỚI

Số: Số 19/KH-CĐCS
Tên: (KẾ HOẠCH Tổ chức Tết Trung thu năm 2023)

Ngày BH: (22/09/2023)

Số: Quyết định phê duyệt danh mục Sách lớp 11 năm học 2022 - 2023 của trường THPT Nghèn
Tên: (danh mục Sách lớp 11 năm học 2022 - 2023)

Ngày BH: (19/06/2023)

Số: 1330/QĐ-UBND
Tên: (Phê duyệt sách giáo khoa lớp 4, lớp 8, lớp 11 và sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 10)

Ngày BH: (09/06/2023)

Số: 42/TB-SGDĐT
Tên: (Về việc thăm dò dư luận đối với các cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú" lần thứ 16 - Năm 2023)

Ngày BH: (09/01/2023)

Số: Số: 98/QĐ-THPTN
Tên: (Quy định học trực tuyến)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: Số: 97/KH-THPTN
Tên: (Kế hoạch dạy học trực tuyến - THPT Nghèn)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: SNV-CCVC
Tên: (V/v hướng dẫn một số nội dung về lấy ý kiến nhận xét, đánh giá để thực hiện việc khắc phục sai phạm trong công tác tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức theo Kết luận số 71-KL/TW của Ban Bí thư)

Ngày BH: (21/12/2020)

Số: 3313/BGDĐT-GDĐH
Tên: (Điều chỉnh lịch triển khai công tác tuyển sinh)

Ngày BH: (28/08/2020)

Số: 61 /KH-THPTN
Tên: (Thực hiện công văn chỉ đạo Số: 611/SGDĐT-GDPT, ngày 16/4/2020 và các công văn hướng dẫn của Sở về việc dạy học qua Internet trong thời gian qua, Trường THPT nghèn xây dựng quy định về việc dạy học qua Internet trong thời gian tới như sau:)

Ngày BH: (18/04/2020)

Số: Số: 239-KH/TWĐTN-TNTH
Tên: (KẾ HOẠCH Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc “Tự hào Việt Nam” lần thứ III, năm học 2019 - 2020)

Ngày BH: (18/10/2019)

Danh mục

Thư viện hình ảnh

  Hoạt động

-1 photos | 4214 view

  Giải trí

1 photos | 3917 view

  Kỷ yếu

0 photos | 2487 view

Thống kê

  • Đang truy cập: 7
  • Hôm nay: 1507
  • Tháng hiện tại: 1507
  • Tổng lượt truy cập: 8133378

Hỗ trợ online

Võ Đức Ân
0964867606