ĐẢO PHÚ QUỐCVÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI VÀ LỊCH SỬ CÁCH MẠNG
Nơi đã qua và kỉ niệm không bao giờ phai nhạt
1. Vùng đất. a) Điều kiện tự nhiên.Đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang, là hòn đảo lớn nhất nước ta, nằm trong vùng biển Tây Nam của Tổ Quốc Việt Nam, có hình dạng như một con cá khổng lồ miệng há rộng ở phía bắc, đuôi ở phía nam. Vị trí của đảo cách Hà Tiên 50 Km, cách Rach Giá 120 Km, cách đất liền Campuchia nơi gần nhất 8 Km. Địa hình trên đảo khá hiểm trở với những dãy núi trập trùng và các thế đất cao cũng như những giồng cát ven biển và những đồng bằng trũng thấp. Khí hậu có 2 mùa rõ rệt : mùa khô bắt đầu từ tháng 11 â m lịch đến tháng 4 âm lịch năm sau và mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 âm lịch đến tháng 10 âm lịch.
b)Lịch sử tên gọi của đảo. Năm 1671, Mạc Cửu- một người quê Lôi Châu ( Quảng Đông –Trung Quốc) lênh đênh trên biển và đổ bộ lên vùng đất hoang Hà Tiên trong Vịnh Thái Lan. Ông cùng gia đình và binh lính ở lại lập thôn ấp và Hà Tiên trở thành thương cảng bậc nhất trong vùng. Mạc Cửu đã thành lập 7 sòng bạc dọc theo bờ biển và đặt tên cho đảo là
Đảo Koh Tral.Không bao lâu
người Hoa trong vùng đến đây sinh sống thành vùng đất Phồn vinh. Đảo Koh Tral
đổi tên thành Đảo Phú Quốc ( vùng đất giàu có) được mệnh danh là “
Đảo ngọc” bởi sự giàu có do thiên nhiên ban tặng , một vùng đất lạ có gần 2/3 diện tích rừng núi với bờ biển đẹp, lại giàu có hải sản: Tôm, cá, mực, hải sâm, đồi mồi... Đến năm
1714sau khi thần phục chúa Nguyễn – lúc bấy giờ là chúa Nguyễn Phúc Chu, Mạc Cửu đã dâng toàn bộ đất đai của mình và được phong là đô đốc cai trị vùng đất Căn Khẩu, đổi tên thành
Long Hồ Dinh- phát triển thành vùng đất trù phú nhất trong Vịnh Thái Lan.
Năm 1836, triều Nguyễn lập địa bạ, đảo Phú Quốc có 10 thôn: An Thới, Dương Đông, Mỹ Thanh, Phú Đông, Thới Thạch, Cẩm Sơn, Hàm Ninh, Tân Lập, Phước Lộc và Tiên Tỉnh.
1867, thực dâ Pháp chiếm tỉnh Hà Tiên và chia miền Tây Nam bộ thành 10 tiểu khu, Phú Quốc thuộc tiểu khu Hà Tiên, năm 1899, chúng đổi tên thành tỉnh Hà Tiên.
Cuối thập niên 20 thế kỉ XIX, nhà tư bản người Pháp tên Gờ-răng Giăng(Grand Jean)và một số nhà tư bản Pháp đã mộ phu từ Trung kì và bắc kì ra lập đồn điền trồng cao su và dừa ở đảo Phú Quốc . Từ đó, người dân gọi đảo Phú Quốc là đảo Cây dừa.
Năm 1946, TDP tái xâm lược nước ta, ngày 15/4/19456 tái chiếm Phú Quốc, sáp nhập vào tỉnh Rạch Giá. Đến 2/1955, Phú Quốc sáp nhập vào tỉnh Hà Tien. 1957, theo Nghị định số 281-BNV/HC/NĐ, Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang.
Ngày nay, Phú Quốc có được chia thành 2 thị trấn ( Dương Đông và An Thới) và 8 xã( Dương Tơ, Cửa Cạn, Gành Dầu, Cửa Dương, Bãi Thơm, Hòn Thơm, Hàm Ninh, Thổ Châu).
c) Tiềm năng và thế mạnh kinh tế.Phú Quốc là mảnh đất giàu tiềm năng và thế mạnh kinh tế do thiên nhiên ưu đãi – Đảo Ngọc”, rất giàu có về hải sản : tôm, cá , mực, hải sâm.đồi mồi...phát triển về thủy sản. Có bờ biển đẹp - năm 2008, bãi biển Phú Quốc được hãng tin ABC News bình chọn là bãi biển là bãi biển đứng đầu trong số 5 bãi biển đẹp và sạch nhưng còn ít người trên thế giới biết đến. Bãi dài của Phú Quốc đứng đầu trong danh sách các “ hidden beaches” tức là “bãi biển tiềm ẩn”. Ở đây có cảng An Thới và Hòn Thơm là nơi cập bến , trao đổi hàng hóa và tàu bètrong nước và quốc tế...Đặc biệt , suối Đá Bàn với bãi cát rộng , máy bay lên thẳng lên xuống được đã góp phần tạo cho huyện đảo Phú Quốc một tiềm năng du lịch phong phú. Phú Quốc còn nổi tiếng về gia vị hạt tiêu được đánh giá thơm ngon nhất nước ta và nhiều sản vật khác...
Ngày 11/12/2008, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch thành trung tâm trung tâm thương mại, du lịch của Quốc gia và Quốc tế theo Quyết định số 1802/QĐ-TTg.
2. Con người.Cho đến thế kỉ XVII, Phú Quốc vẫn còn là vùng đất hoang vu. Theo truyền thuyết về Đồng Bà và những di tích ở Cửa Cạn cho thấy Phú Quốc đã từng có cư dân cổ sinh sống. Và trong tiến trình phát triển của mình, Phú Quốc đã dung nạp nhiều thành phần cư dân, đồng thời những người di cư đến Phú Quốc cũng mang đến nơi đây những nét văn hóa vùng miền trên cả nước và dần dần hòa quyện vào nhau tạo thành vùng văn hóa đặc thù riêng Phú Quốc.
Cư dân Phú Quốc gồm khá nhiều thành phần dân tộc nhưng chủ yếu là người Việt, kế dến là người Hoa và một số ít gia đình người Khơmer.
Cư dân đảo từ 1869 đến trước Cách mạng tháng Tám 1945 không quá 6000 người. Có một số binh lính Nguyễn Ánh khi dừng chân củng cố lực lượng đã ở lại. Khi cuộc nội chiến Trịnh Nguyễn xảy ra đã có người dân từ miền Bắc, miền Trung chủ yếu người Việt di dân vào lánh nạn và sinh sống. Cuối thập niên 20 thế kỉ XIX có một số nhà tư bản Pháp mộ phu từ Trung Kì và Bắc Kì ra lập đồn điền cao su và dừa. Cư dân đảo tăng nhanh từ khi từ khi thực dân Pháp lập Căng Cây Dừa và thời Mĩ-Ngụy thành lập Trại giam tù binh Phú Quốc. Năm 1973, Trại giam tù binh Phú Quốc giải thể, có một số tù binh tình nguyện ở lại đảo sống và công tác. Sau ngày miền Nam giải phóng hoàn toàn, một số gia đình binh sĩ ngụy cũng ở lại định cư và người dân các tỉnh trong nước cũng đã đến sinh sống và làm việc làm cho dân số đảo tăng lên đáng kể. Đến năm 2013, cư dân trên đảo lên đến 103.000 người.
3. Truyền thống đấu tranh của nhân dân đảo Phú Quốc.Phú Quốc không chỉ là vùng dất trù phú giàu tiềm năng do thiên nhiên ưu đãi mà còn là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng ngoan cường. Mỗi tấc đất trên đảo đều ghi lại dấu chân của người dân yêu nước, thấm máu của nhân dân và những người tù binh cộng sản Việt Nam anh hùng. Quân và dân đã trải qua bao biến cố dầy máu và nước mắt trong cuộc chiến giành và giữ đất cuả Tổ quốc. Họ đã góp phần viết nên bản hùng ca bất tử của đảo Phú Quốc, được nhân dân cả nước tin yêu và ngưỡng mộ.
a)Truyền thống trong quá trình chống Pháp xâm lược 1858-1884Nơi đây là căn cứ cuối cùng của nghĩa quân anh hùng Nguyễn Trung Trực từ đêm 16-6-1868 cho đến lúc ông hy sinh 27/10/1868. Trong suốt khoảng thời gian đó, nhân dan đã giúp ông , rừng núi Phú Quốc dã che chở cho ông. Hai nhà yêu nước Nguyễn Văn Điền và Nguyễn Văn Ngợi đã đem hết tài sản đóng góp cho nghĩa quân để tiếp tục kháng chiến. Các ông đã tổ chức đoàn thuyền qua Xiêm mua vũ khí cung cấp cho nghĩa quân Nguyễn Trung Trực tổ chức đánh Pháp suốt 3 tháng .
b) Truyền thống trong đấu tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc.(1930-1975)Với vị trí địa lí được xem là một chiến hạm án ngữ, phòng thủ phía Tây Nam của Tổ quốc và giàu tiềm năng kinh tế nên Pháp và Mĩ luôn tìm cách để chiếm đóng làm hậu cứ, địa bàn chiến lược hỗ trợ cho đất liền. Nhiều lần chúng dự định nâng Phú Quốc thành tỉnh độc lập, đặc khu kinh tế, quân sự và đã xây dựng một trại giam quy mô lớn nhất Đông Nam Á, một bộ chỉ huy hải quân cấp vùng của miền nam ở đây. Chúng luôn tìm mọi cách để tiêu diệt cơ sở phong trào cách mạng và kháng chiến của ta để phục vụ âm mưu thống trị lâu dài của chúng.
Trong điều kiện hết sức khó khăn nằm biệt lập ngoài biển khơi, xa đất liền lại bị kẻ thù kiểm soát gắt gao , liên lạc thường xuyên bị gián đoạn. Nhưng với lòng yêu nước, yêu biển đảo quê hương, với tinh thần cách mạng bất khuất, kiên cường, ý chí tự lực tự cường , Đảng bộ và nhân dân Phú Quốc đã luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng , quyết tâm chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược và cướp biển cho đến ngày kháng chiến thành công.
* 1930-1945: 5/1935, cuộc đấu tranh của công nhân các đồn điền Phú Quốc đòi tăng lương thắng lợi. Từ 1941-1944, thầy giáo Đoàn Phong đã giác ngộ được một số thanh niên tiến bộ đứng lên chống Pháp –Nhật, đó là những chiến sĩ cộng sản dầu tiên. Năm 1945 Nhật đầu hàng, thực hiện lệnh Tổng khởi nghĩa mặc dù chưa có tổ chức Đảng nhưng nhân dân đã chủ động sáng tạo vùng lên giành độc lập thành lập chính quyền cách mạng ngày 28/8/1945. Sau đó, Tỉnh ủy Hà Tiên cử người ra thành Ban cán sự Đảng Phú Quốc đẩy mạnh hoạt động kết nạp Đảng thành lập Chi bộ gồm 3 đồng chí : Nguyễn Khắc Thiệu bí thư, Nguyễn Bình Minh và Nguyễn Văn Tiến hoạt động công khai đến 15/4/1946.
* 1946-1954. Ngày 15/4/1946 Pháp tái chiếm đảo và lập bộ máy cai trị. Năm 1949, TDP đã đưa quân biến thành căn cứ quân sự đặt tên Phân khu biệt lập tự trị. 1950 Pháp đưa 26 000 quân Trung Hoa dân Quốc về giam giữ ở Phú Quốc. Trong điều kiện tương quan lực lượng chênh lệch nhau quá lớn toàn đảo ta có 8000 người, Huyện ủy chủ trương hòa hoãn với địch, tranh thủ làm công tác binh vận dần dần xây được cơ sở trong lòng địch và xây dựng cơ sở kinh tế tốt. Đến 23/5/1953 quân Tưởng rút đi. Đồng thời tích cưc hoạt động đón tù binh vượt ngục ra ngoài tham gia kháng chiến và hòa chung cả nước đánh địch phối hợp chiến cuộc đông xuân 1953-1954 đỉnh cao Điện Biên Phủ thắng lợi. Như vậy với tình yêu quê hương và ý chí tự cường, tinh thàn bất khất, sáng tạo dưới sự lãnh đạo của Khu ủy, Tỉnh ủy, Đảng bộ nhân dân đã đoàn kết một lòng vượt qua khó khăn từng bước giành thắng lợi hoàn thành vẻ vang cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược bảo vệ quê hương huyện đảo.
* 1954-1975: Sau 1954 Mĩ tiến hành xâm lược nước ta, cuối 1955 Ngụy quyền Sài Gòn xây dựng Trại Huấn chính Cây Dừ. Huyện ủy đã chỉ đạo Chi bộ Dương Tơ bắt liên lạc với cá đồng chí bị giam giữ tìm cơ hội giải thoát tù nhân. Trong thời gian ngắn đã xây dựng được trên 10 cơ sở trong hàng ngũ binh lính ở trại giam và từ 2/1956, đã tổ chức được một số trạm chờ đón đưa các đồng chí vượt ngục về cơ sở an toàn. Mặc dù Mĩ –Ngụy tìm mọi cách cô lập và tăng đàn áp nhưng phong trào đấu tranh vẫn dâng cao và giành nhiều thắng lợi quan trọng trong cao trào Đống khởi. Căn cứ địa kháng chiến được xây dựng ở Khu Tượng thuộc xã Dương Tơ và nhiều cơ sở các xã. Đầu 3/1961, Mặt trận Dân tộc giải phóng Huyện Phú Quốc được thành lập. Do Hồ Văn Giàu ( Năm Nhất) làm Chủ tịch.
1966-1967, mặc dù bị cô lập hoàn toàn với đất liền nhưng nhân dân đã chiến đấu phá tan âm mưu dồn dân lập ấp của địch.
7/1967, Mỹ-Ngụy thành lập trại giam tù binh Cộng sản Phú Quốclớn nhất miền Nam. 8/1967, Phú Quốc đã nối thông liên lạvới đất liền nhưng rồi lại bị cắt. Trong tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, huyện đảo cũng đã tự tổ chức nhiều trận đánh kết hợp 3 mũi giáp công khéo léo bức rút 3 đồn, diệt 261 tên địch và phá nhiều phương tiện chiến tranh...Trong năm 1970-1973, quân dân Phú Quốc liên tục tấn công địch và quan tâm nhà giam tìm cách liên lạc với tù binh các hoạt động và đón tiếp tù binh vượt ngục cho đến ngày Hiệp định Pa Ri được kí kết.
Trong ngày mùa xuân lịch sử 1975, quân dân Phú Quốc đã phát huy truyềnthống dốc toàn lực tấn công cách mạng phối hợp cùng cả nước chiến đấu giành thắng lợi cuối cùng. Đến 17h ngày 30/4/1975, Phú Quốc hoàn toàn giải phóng .
Mặc dù đất rộng người thưa nhưng trong hai cuộc trường chinh chống Pháp và Mĩ, quân dân huyện đảo đều một lòng một dạ hướng về cách mạng chiến đấu ngoan cường giành nhiều chiến công vang dội. Đồng thời cũng phải gánh chịu nhiều hy sinh tổn thất.
Hòa bình lập lại, nhân dân Phú Quốc tiếp tục phát huy truyền thống tiếp tục xây dựng truyền thống quê hương và đất nước ngày càng giàu đẹp, góp phần gìn giữ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Về thăm huyện đảo, chiêm ngưỡng cảnh đẹp và tận hưởng quà tặng của thiên nhiên, vui mừng trước những đổi thay lớn lao của mảnh đất thân yêu cách mạng – Phú Quốc. Chúng ta hết sức tự hào, tự nhủ lòng mình cần phải cố gắng lao động và cống hiến nhiều hơn nữa. Chia tay rồi nhưng nhớ mãi một tình quê!
Lưu niệm một kì tham quan thực tế – Hè yêu thương2016
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://thptnghen.edu.vn là vi phạm bản quyền
Ý kiến bạn đọc