Chiều 26/9/2016, Đoàn trường và Tổ chuyên môn GDCD trường THPT Nghèn tổ chức ngoại khóa với chủ đề “Tuổi trẻ học đường nói không với vi phạm pháp luật và các tệ nạn xã hội”. Tham dự và phát biểu chỉ đạo có cô giáo Nguyễn Thị Lâm – phó hiệu trưởng nhà trường, toàn hể CBGV và học sinh khối 10 và 11.
Với mục đích tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, đặc biệt là luật An toàn giao thông, luật phòng chống ma túy, phòng chống HIV/AIDS và phòng chống bạo lực học đường trong trường học cho học sinh.
Nâng cao nhận thức của học sinh về luật an toàn giao thông, luật phòng chống ma túy, phòng chống HIV/AIDS và phòng chống bạo lực học đường.
Tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho đoàn viên, thanh niên học sinh có dịp gặp gỡ, giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong học tập và rèn luyện, đồng thời nhằm nâng cao tỷ lệ thu hút học sinh vào các hoạt động học tập bổ trợ ngoài hình thức học tập trên lớp.
Buổi ngoại khóa được tổ chức dưới hình thức sân khấu hóa, thi giữa các đội. Ngoài phần thi giữa các đội còn có phần thi dành cho đông đảo học sinh tham gia, trong đó có phần tương tác giữa học sinh với ban cố vấn của Đoàn trường, tổ GDCD về mọt số vấn đề như: Thực trạng của vấn nạn bạo lực học đường? Nguyên nhân và hậu quả? Một số giải pháp nhằm ngăn chặn vấn nạn bạo lực học đường hiện nay?
Mỗi đội chơi phải trải qua 3 phần thi, cụ thể là:
Phần thi “Kết nối”, mỗi đội giới thiệu về tập thể và các thành viên tham gia sao cho sinh động, hấp dẫn, thông qua các hình thức: Thơ, ca, hò, vè, kịch....
Phần thi “Chinh phục”, mỗi đội trả lời các câu hỏi trắc nghiệm (gồm 15 câu hỏi). Tương ứng với mỗi câu hỏi có các đáp án a,b,c,d.
Phần thi “Chung sức”, các đội trình bày các nội dung tuyên truyền việc thực hiện luật ATGT, luật phòng chống ma túy, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống bạo lực học đường...dưới góc nhìn của học trò, thông qua các hình thức như: Tấu hài, vè, tiểu phẩm…
Buổi ngoại khóa đã thu hút đông đảo học sinh tham gia tích cực, hiệu quả tuyên truyền rõ nét, học sinh có nhiều cơ hội để bày tỏ và thẻ hiện quan điểm của mình về vấn đề thực hiện pháp luật hiện nay của học sinh nhất là vấn đề luật GTĐB, các em có cơ hội nói lên ý kiến của bản thân về vấn đề bạo lực học đường, ma túy, HIV/AIDS…từ đó đưa ra các thông điệp nhẹ nhàng, rõ ràng và phù hợp tuổi học trò như:
“Tuổi trẻ trường THPT Nghèn nói không với bạo lực học đường”, “Đừng vung tay, hãy cầm tay”!; “Ma túy! Không thử, dù chỉ một lần”; “An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người, mọi nhà”; “Vì một mái trường không có ma túy”… Kết thúc buổi ngoại khóa, giải nhất thuộc về đội
“Niềm tin”, đội dành giải nhì
“Đoàn kết”, đội giải ba
“Đèn đỏ”. Từ công tác triển khai, chúng tôi rút ra một số kinh nghiệm:
1. Cách làm trên dễ mang lại cảm giác nhàm chán, đơn điệu đối với học sinh. Hơn nữa, nội dung các điều luật sẽ rất khó khăn đối với học sinh khi tiếp nhận bởi lẽ, nhiều vấn đề, câu chữ khá trừu tượng, khó hiểu và khó nắm bắt. Điều đó khiến các buổi tuyên truyền, phổ biến pháp luật của nhà trường trở nên hình thức, có phần khiên cưỡng.
2. Một trong những phương pháp đó là sân khấu hóa nội dung tuyên truyền luật đối với học sinh. Không gian để sử dụng phương pháp này chính là sân trường, các hoạt động ngoại khóa, các buổi sinh hoạt chi đoàn… Hoạt động sân khấu hóa được thể hiện qua các tiểu phẩm ngắn, dung lượng phù hợp với thời gian quy định, hoặc một hoạt động trình diễn mang tính thuyết minh về luật. Muốn tổ chức được, ban tuyên truyền của trường phải tích cực chuẩn bị tiểu phẩm cách đó 1-2 tuần để buổi tuyên truyền diễn ra được thành công.
3. Để phương pháp sân khấu hóa được sinh động và thu hút sự chú ý của đông đảo học sinh thì học sinh được lựa chọn từ các lớp sẽ là lực lượng chính như cán bộ đoàn, cán bộ lớp; phần thể hiện các nội dung tuyên ruyền qua tiểu phẩm pahir là học sinh trong một lớp để các em có thời gian luyện tập cũng như dễ thống nhất các nội dung trong quá trình thực hiện.
4. Nếu là hình thức sân khấu hóa, tổ chức thi giữa các đội chơi, phần thi chào hỏi, tài năng phải tôn trọng sự sáng tạo của các em trên cơ sở hướng dẫn của giáo viên trong tổ chuyên môn dể đạt mục đích mình đề ra, tham gia thể hiện tiểu phẩm dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giáo phụ trách, của Đoàn trường; nội dung tuyên truyền về các điều luật sẽ được khéo léo lồng ghép vào các tình huống cụ thể vừa gần gũi, vừa dễ nắm bắt đối với học sinh. Sân khấu sôi động, phát huy tính tích cực của học sinh, nội dung các điều luật khô khan sẽ đến với học sinh một cách tự nhiên bằng tình huống của tiểu phẩm.
5. Để giáo dục pháp luật theo phương pháp này, cần chú ý lựa chọn đề tài tiểu phẩm phù hợp với nội dung luật cần tuyên truyền, vấn đề đưa ra phải gần gũi và thiết thực với học sinh. Hơn nữa, cần quan tâm đến dung lượng thời gian của tiểu phẩm, cần kiểm tra kỹ các lời thoại trong tiểu phẩm.
6. Trong quá trình chuẩn bị, cần tận dụng tối đa những phương tiện hiện có, đặc biệt là trang phục để tránh việc phải chi một số lượng kinh phí lớn gây tốn kém. Sau tiểu phẩm cần hỏi học sinh về những cảm nhận và nhận thức của các em sau khi xem tình huống để tạo cơ hội cho các em tự nói lên suy nghĩ của mình.
7. Vấn đề qua trọng, các tổ chuyên môn cần quan tâm khi tổ chức ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm sáng tạo…việc đầu tiên là tìm chủ đề, xây dựng kế hoạch(mục đích yêu cầu, đối tượng, hình thức, thời gian, phân công nhiệm vụ trong tổ chuyên môn phụ trách, điều kiện bảo đảm, công tác phối kết hợp với các tổ chức trong nhà trường…). sau khi thống nhất trong tổ chuyên môn thứ đến lập danh sách đội chơi: dự kiến học sinh nào, lớp nào…Cần có kế hoạch cụ thể về thời gian tổ chức, không nên kéo dài thời gian vì như thế sẽ làm cho các em có tính chủ quan và ít hứng khởi
MỘT SỐ HÌNH ẢNH BUỔI NGOẠI KHÓA

Ý kiến bạn đọc