Rss Feed Đăng nhập

TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG VÀ NGƯỜI CON ƯU TÚ

Đăng lúc: Thứ sáu - 15/04/2016 23:49 - Người đăng bài viết: lichsu

                           TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG VÀ NGƯỜI CON ƯU TÚ
                                                                                     
 Tác giả: Nguyễn Thị Kim Hoa
            Hà Tĩnh là vùng đất cổ, xứ biên viễn trong một thời kỳ dài của lịch sử đất nước phía Nam thường bị quân Chăm Pa và Chân Lạp quấy rối, lấn chiếm. Người Hà Tĩnh thời ấy đã kiên quyết giữ gìn từng tấc đất của đất nước. Mảnh đất này tuy nhỏ bé ở phương nam nhưng lại là vùng hậu phương vững chắc của nhà Trần trong công cuộc đánh bại giặc Nguyên Mông, là căn cứ vững chắc cho các cuộc khởi nghĩa Lê Lợi chống quân Minh, là nơi cung cấp hiền tài và vật lực cho đoàn quân Quang Trung ra Bắc đánh quân Thanh, nơi vua Hàm Nghi nương náu ban chiếu Cần vương… Cái tính chất của vùng biên trấn cộng với khí hậu khắc nghiệt của vùng đất nằm giữa 3 dãy núi lớn: Trường Sơn, Hồng Lĩnh, Hoành Sơn, phía trước là biển Đông khiến con người nơi đây phải căng mình chống chọi với thiên nhiên, bảo vệ lãnh thổ, duy trì cuộc sống  đã hình thành nên những truyền thống tốt đẹp của đất và người Hà Tĩnh. Nay Hà Tĩnh là một tỉnh phía Bắc Trung bộ, vùng đất địa linh, nhân kiệt. Nơi đây đã sinh ra nhiều người con ưu tú làm rạng rỡ truyền thống cách mạng của quê hương. Hà Tĩnh được mệnh danh là đất anh hùng, đất thi nhân, đất học...            Đặc điểm của miền đất Hà Tĩnh đã tạo ra cho quê hương và con người Hà Tĩnh bởi những truyền thống tốt đẹp, tính cách riêng-tính cách người Hà Tĩnh.
            Trước hết là truyền thống lao động cần cù, kiên trì chịu đựng gian khổ, đấu tranh không mệt mỏi với điều kiện thiên nhiên khắc ngiệt để tồn tại và phát triển. Nhân dân Hà Tĩnh làm ăn sinh sống chủ yếu là nông nghiệp. Bằng bàn tay lao động, họ đã khai phá cải tạo những vùng đất hoang vu cằn cỗi thành ruộng dồng tươi tốt hình thành nên xóm làng trù phú. Cùng với phát triển nông nghiệp, Hà Tĩnh cò phát triển nhiều làng nghề thủ công truyền thống có chất lượng cao như Lụa Hạ, đồ rèn Trung Lương, đồ mộc Thái Yên, đồ sành Cẩm Trang, nón lá Đan Du, Phù Việt ; làng Muối Hộ Độ... Ngày nay, trong quá trình CNH, xây dựng nông thôn mới, phát huy lợi thế tự nhiên nhiều vườn cây ăn quả, nhiều làng nghề mới, nhiều khu công nghiệp hình thành...
           Tự hào nhất của quê hương và con người Hà Tĩnh đó là truyền thống yêu  nước nồng  nàn và ý chí kiên cường bất khuất trong chiến tranh chống ngoại xâm bảo vệ quê hương đất nước.
Từ khi những cư dân cổ Việt về sinh sống trên mảnh đất này, trong họ đã hình thành tinh thần yêu nước nồng nàn, chí kiên trung, bất khuất trước kẻ thù, một lòng phò vua giúp nước. Đây là nơi dừng chân thưởng ngoạn và là nơi che chở cho nhiều đoàn của nhà vua và triều đình. Nhiều ông vua đã để lại dấu tích trên vùng đất này. Người được nhân dân Hà Tĩnh lập đền thờ nhiều nhất là Lý Nhật Quang và Tô Hiến Thành, Đức Thánh Trần (Trần Hưng Đạo), công chúa Liễu Hạnh. Bên cạnh đó là quan Hoàng Mười, Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi, Chế Thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu, vua Hàm Nghi…
          Không ít những người con của đất này với khát vọng giữ gìn đất nước đã đứng lên chống giặc ngoại xâm. Đó là Mai Thúc Loan chân đất, áo vải xưng đế, là Đặng Tất, Đặng Dung, Nguyễn Biểu phò vua đánh giặc Minh với bản lĩnh “chết vinh hơn sống nhục”. Và biết bao anh hùng, nghĩa sĩ khác như Đô đài Ngự sử Bùi Cầm Hổ, Đình nguyên Tiến sĩ Phan Đình Phùng, nhà yêu nước Nguyễn Hằng Chi, Trịnh Khắc Lập, Mai Lão Bạng; nhiều chiến sỹ cộng sản lỗi lạc như: Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng, Hà Huy Tập - Tổng Bí thư của Đảng, Lý Tự Trọng - người đoàn viên Cộng sản đầu tiên, Phan Đình Giót, lấy thân mình lấp lỗ châu mai góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ Lịch sử. anh hùng La Thi Tám... Không thể kể hết những tên đất, tên Làng và những người con anh hùng của quê hương đã đi vào lịch sử dân tộc trở thành huyền thoại như Ngã ba Đồng Lộc anh hùng, Làng K130 huyền thoại, Núi Nài...
        Cũng từ sự khắc nghiệt đó mà người Hà Tĩnh đã hình thành nên truyền thốn Hiếu học. Đó là ham học hỏi, tôn sư trọng đạo, có chí học hành vì thế thời nào cũng có người đỗ đạt cao. Tính từ cuối Trần đến thời Nguyễn, Hà Tĩnh có tới 148 vị đăng khoa. Đặc biệt tự hào sinh ra nhiều danh nhân nổi tiếng  như Đại thi hào Nguyễn Du; Nguyễn Huy Tự nhà thơ, nhà kinh tế thủy lợi tài ba Nguyễn Công Trứ, La sơn Phu tử Nguyễn Thiếp, Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, nhà sử học Phan Huy Chú…; nhiều nhà khoa học nổi tiếng như: Lê Văn Thiêm, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Đình Tứ; Hải thượng lãn ông Lê Hữu Trác ... Hà Tĩnh nổi lên trong lịch sử với truyền thống đất khoa bảng, đất thi nhân.
Là vùng biên trấn phương nam xa xôi, tưởng như cuộc sống của người dân cũng chỉ lầm lũi trên vạt lúa, vồng khoai mỗi ngày và ánh sáng văn hóa của Tràng An, Kinh Bắc khó có thể lan tỏa tới nơi này. Nhưng kỳ lạ thay, nơi vùng đất khô cằn và đầy gió bão, “mưa thối đất, nắng đỏ trời” cũng chính là nơi con người hiền hòa và giàu có về tâm hồn, sống khoáng đạt, lạc quan, thiết tha yêu quê hương, đoàn kết, nhân ái, vị tha và vô cùng sâu sắc. Ca dao, dân ca, tục ngữ và đặc biệt là dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh đã chứng minh rất rõ điều đó. Đây là quê hương của các điệu hát ví phường vải, ví đò đưa sông Lam, sông La, ví phường nón, hát giặm, ca trù, hò chèo cạn, hát sắc bùa…
Đất sao người vậy. Đây là nơi sản sinh nhiều thi nhân hiến dâng tài năng, tâm huyết cho nền văn hiến Việt Nam, tiêu biểu là đại gia đình Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Huy Hổ lập thư viện, mở trường dạy học, viết văn, đi sứ cho nhà vua… Từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XX, đất nước nở rộ nhiều tài năng và mảnh đất này cũng đã dâng cho đất nước nhiều dòng họ văn chương, khoa bảng như: họ Trần, họ Phan ở Tùng Ảnh, họ Lê ở Trung Lễ, họ Hoàng Xuân ở Đức Nhân (Đức Thọ); họ Phan Huy ở Thạch Châu (Lộc Hà)… Nổi danh là Đại thi hào Nguyễn Du và dòng họ Nguyễn Tiên Điền (Nghi Xuân). Ông là sự kết tinh của văn hóa Hà Tĩnh, văn hóa Kinh Bắc với văn hóa Tràng An để rồi hòa nhập vào văn hóa thế giới với khuôn mặt không thể trộn lẫn. Với những tác phẩm chất chứa tinh thần nhân đạo, ngòi bút đầy rung cảm và tài năng văn chương lỗi lạc, Nguyễn Du đã làm đẹp thêm văn hóa Việt Nam, đúng như Giáo sư Vũ Khiêu đã viết: “Nguyễn Du là hiện tượng từ trước đến nay chưa từng có, nay chưa có và mai sau chắc gì đã có”.
           Trong một thời gian dài của Lịch sử, vùng đất Hà Tĩnh được coi là “ miền chảo lửa của Tổ quốc, sinh ra trong vùng đất có điều kiện khí hậu khắc nghiệt thường xuyên phải đối mặt với giặc ngoại xâm nên người Hà Tĩnh cò sớm hình thành truyền thống đoàn kết tương thân tương ái sống nghĩa tình thủy chung, giản dị và tiết kiệm.
           Trải qua các thời kỳ lịch sử của cách mạng, Nhân dân Hà Tĩnh đã có những đóng góp xứng đáng vào truyền thống dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc.
         Cẩm Hưng (trước là Tổng Thổ Ngọa, sau đổi thành xã Cẩm Hưng) - quê hương của đồng chí Hà Huy Tập nằm dưới chân dãy Hoành Sơn, cạnh đường Quốc lộ 1A. Huyện Cẩm Xuyên là một trong những địa phương của Hà Tĩnh có truyền thống hiếu học. Nhờ đức tính cần cù, ham học hỏi nên trải qua các triều đại có nhiều người đỗ đạt cao như: Dương Chấp Trung, Lê Tự, Biện Hoàng Tổng đậu tiến sĩ, Lê Phúc Nhạc đậu chế khoa... và rất nhiều người đậu hương cống, cử nhân. Quan võ cũng lắm người tài ba như: Nguyễn Hoàng, Nguyễn Trụ, Nguyễn Thạch, Nguyễn Giám... thời Tây Sơn có Đô đốc Dương Văn Tào, Dương Văn Phong, Nguyễn Khắc Trọng, Thượng tướng Nguyễn Biên danh tiếng lẫy lừng. Trải qua các thời kỳ lịch sử, nhân dân Cẩm Xuyên luôn nêu cao tinh thần yêu nước, kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm. Đảng bộ và Nhân dân Cẩm Xuyên luôn tự hào là quê hương của các phong trào cách mạng lớn, của những người lãnh tụ xuất sắc trong các cuộc khởi nghĩa chống Pháp nổi tiếng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
         Với những truyền thống tốt đẹp đó, nhân dân Hà Tĩnh nói chung và nhân dan Cẩm Xuyê nói riêng đã đóng góp xứng đáng vào truyền thống dựng nước và giữ nước. Truyền thống đó vừa là sức mạnh của quê hương đồng thời là hành trang và nguồn cổ vũ cho lớp lớp thanh niên cách mạng qua mọi thời đại. Trong số những người con ưu tú của quê hương, Hà Huy Tập đã tiếp thu và chịu ảnh hưởng những tốt đẹp của quê hương và trở thành người con ưu tú của Đảng, của cách mạng và của dân tộc ta. Đồng chí Hà Huy Tập, cố Tổng bí thư của Đảng đã phát huy truyền thống quê hương, tô điểm cho non sông đất nước sáng ngời một tấm gương kiên trung, bất khuất, hiến trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
  
                                                                                                                 
                                                                                                                    
Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Kim Hoa
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

VĂN BẢN MỚI

Số: 42/TB-SGDĐT
Tên: (Về việc thăm dò dư luận đối với các cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú" lần thứ 16 - Năm 2023)

Ngày BH: (09/01/2023)

Số: Số: 98/QĐ-THPTN
Tên: (Quy định học trực tuyến)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: Số: 97/KH-THPTN
Tên: (Kế hoạch dạy học trực tuyến - THPT Nghèn)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: SNV-CCVC
Tên: (V/v hướng dẫn một số nội dung về lấy ý kiến nhận xét, đánh giá để thực hiện việc khắc phục sai phạm trong công tác tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức theo Kết luận số 71-KL/TW của Ban Bí thư)

Ngày BH: (21/12/2020)

Số: 3313/BGDĐT-GDĐH
Tên: (Điều chỉnh lịch triển khai công tác tuyển sinh)

Ngày BH: (28/08/2020)

Số: 61 /KH-THPTN
Tên: (Thực hiện công văn chỉ đạo Số: 611/SGDĐT-GDPT, ngày 16/4/2020 và các công văn hướng dẫn của Sở về việc dạy học qua Internet trong thời gian qua, Trường THPT nghèn xây dựng quy định về việc dạy học qua Internet trong thời gian tới như sau:)

Ngày BH: (18/04/2020)

Số: Số: 239-KH/TWĐTN-TNTH
Tên: (KẾ HOẠCH Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc “Tự hào Việt Nam” lần thứ III, năm học 2019 - 2020)

Ngày BH: (18/10/2019)

Số: /KHNH20192020
Tên: (Kế hoạch năm học 2019 - 2020)

Ngày BH: (10/09/2019)

Số: K/HLS
Tên: (I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU. II. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, THỜI GIAN, HOẠT ĐỘNG)

Ngày BH: (27/11/2018)

Số: KẾ HOACH NGOẠI KHÓA lLỊCH SỬ 2018/06/KH-LS
Tên: (GIÁO DỤC TRUYỀN THỒNG YÊU NƯỚC CHO ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN QUA DI SẢN VÀ DANH NHÂN ĐỊA PHƯƠNG I. MỤC ĐÍCH II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH III. CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG)

Ngày BH: (02/02/2018)

Danh mục

Thư viện hình ảnh

  Hoạt động

-1 photos | 4022 view

  Giải trí

1 photos | 3745 view

  Kỷ yếu

0 photos | 2303 view

Thống kê

  • Đang truy cập: 16
  • Hôm nay: 937
  • Tháng hiện tại: 937
  • Tổng lượt truy cập: 7363423

Hỗ trợ online

Võ Đức Ân
0964867606