Rss Feed Đăng nhập

Truyền thống quê hương Hà Tĩnh

Đăng lúc: Thứ năm - 14/04/2016 10:01 - Người đăng bài viết: lichsu
                             “HÀ TĨNH- MỘT VÙNG QUÊ GIÀU TRUYỀN THỐNG”.
 
                                                                      (Tác giả: Lê Thị Thanh Nga)
 
   * Xưa kia Hà Tĩnh là “ miền biên viễn của đất nước”, vì thế nhân dân Hà Tĩnh đã trở thành người đứng mũi chịu sào, vừa chống giặc ngoại bang từ phương Bắc theo đường biển kéo vào, vừa phải đối phó với quốc gia phong kiến Chăm Pa từ phương Nam đánh ra.
   Ngay khi quân nhà Hán đặt chân lên Hà Tĩnh đã vấp phải sự chống cự quyết liệt của người dân nơi đây. Năm 722, trước sự xâm lược của quân nhà Đường, Mai Thúc Loan đã lãnh đạo nhân dân đứng lên chống xâm lược. Cuối thế kỉ X , đầu thế kỉ XI( 890-1009), Cao Minh Hựu, một danh tướng quê ở Can Lộc đã giúp Lê Hoàn đánh tan quân xâm lược nhà Tống ở sông Hương Đại- Bạch Đằng( Hải Dương). Là hậu phương của nhà Trần trong kháng chiến chống quân Nguyên- Mông ở thế kỉ XIII.
   Thế kỉ XV, phong trào chống quân Minh xâm lược đã diễn ra quyết liệt trong cả nước, Hà Tĩnh là một trong những chổ dựa vững chắc cho nghĩa quân Lam Sơn .
   Đến cuối thế kỉ XVIII, khi Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh, nhân dân Hà Tĩnh đã biểu thị lòng trung thãnh đối với đất nước. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã được vua Quang Trung mời ra giữ chức quân sư.
   Sang thế kỉ XI X, thực dân Pháp xâm lược nước ta, núi rừng Vũ Quang lại trở thành đại bản doanh của cụ Phan Đình Phùng thực hiện cuộc kháng chiến mười năm bền bỉ.
   Từ những năm 20, 30 của thế kỉ XX trở đi, phong trào yêu nước của nhân dân Hà Tĩnh đã phát triển sớm và đi vào tự giác. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh đã nổ ra, nhiều con em Hà Tĩnh là những chiến sỹ cách mạng trung kiên của Đảng như Trần Phú, Hà Huy Tập, Lý Tự Trọng…và biết bao chiến sỹ vô danh khác. Trong 9 năm trường kì chống Pháp, với khí chất anh hùng, Hà Tĩnh đã trở thành một an toàn khu, cung cấp cũ khí, sức người, sức của cho các mặt trận.
   Trong kháng chiến chống Mỹ, Mỹ đã trút hàng vạn tấn bom xuống mãnh đất Hà Tĩnh , để ngăn chặn con đường huyết mạch Bắc_ Nam, nhưng nhân dân Hà Tĩnh đã không sờn lòng, nản chí , với quyết tâm “ thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, “ Địch phá rừng già ta ra rừng non. Địch phá rừng non ta ra sát tuyến”…Và trong cuộc chiến đấu ấy biết bao nhiêu người con Hà Tĩnh đã trở thành anh hùng bất tử, 100% thành phố, huyện , thị trong tĩnh đã được nhà nước phong tặng danh hiệu “ đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.
    Trong hai cuộc chiến tranh ái quốc vĩ đại ấy, từng tấc đất, ngọn cỏ đã nhuộm máu biết bao người con ruột thịt, cho đến nay, trong hai cuộc kháng chiến, Hà Tĩnh có hơn 25.625 liệt sỹ, 11.636 thương binh, 7.705 bệnh binh và biết bao bà mẹ anh hùng đã phải nén đau thương gạt nước mắt vì nghĩa lớn.
 
  * Cùng với giặc ngoại xâm, thiên tai, địch họa luôn là mối hiểm họa đối với người dân Hà Tĩnh, Người dân Hà Tĩnh kiên cường, dũng cảm, sáng tạo trong lao động, sản xuất, đắp đê, chống lụt, đào kênh, khơi mương chống úng, chống hạn, với phương châm “ Nghiêng đồng đổ nước ra sông, Vắt đất ra nước thay trời làm mưa”. Do đất đai ít màu mỡ, khí hậu khắc nghiệt nên người dân Hà Tĩnh phải cần cù, chịu khó , thức khuya, dậy sớm mới có đủ miếng cơm manh áo. Họ rất hiểu giá trị của lao động, cần và kiệm đã trở thành một tập quán, một thói quen, một tính cách của con người Hà Tĩnh.
 
   * Từ xưa người Hà tĩnh đã ý thức được rằng học là để giữ đạo làm người, học là để xây dựng và bảo vệ đất nước. Do đó người dân Hà Tĩnh dù khó khăn vất vã đến mấy cũng quyết cho con ăn học bằng người, chính lòng quyết tâm ấy mà Hà Tĩnh đã đổ đạt nhiều trong khoa cử.
  Hà Tĩnh dưới thời nhà Trần có 3 Trạng Nguyên: Đào Tiên quê ở Đức Thọ, đổ Trạng Nguyên khai khoa dưới triều vua Trần Thánh Tôn, hiệu Bảo Phù năm thứ 3(1275); Sử Hy Nhan quê ở Can Lộc đổ Trạng Nguyên khoa Kỷ Mão , dưới triều vua Trần Dụ Tôn( 1363); Sử Đức Hy cùng quê với Sử Hy Nhan đổ Trạng nguyên khoa Tân Dậu(1381) dưới triều vua Trần Phế Đế.
   Nếu tính từ thời Trần đến thời Nguyễn, Hà Tĩnh có 148 vị đại khoa. Nguyễn Tự Trọng người An ấp( Hương Sơn) đổ Tiến sỹ lúc 18 tuổi. Người có độ tuổi cao nhất là Nguyễn văn Luyền( Thạch Hà) đổ tiến sỹ lúc đã 52 tuổi. Có nhiều gia đình có nhiều truyền thống như gia đình Hoàng Giáp Nguyễn Văn Giai(Can Lộc) có 13 con trai đều đổ từ Hương cống trở lên. Gia đình Thám hoa Đặng Bá Tính đổ Tiến sỹ đệ nhất dưới thời Trần. Người được khắc tên vào bia số 82 ở Văn Miếu là Phan Huy Ôn, khoa Kỷ Hợi- Cảnh Hưng 40(1779).
    Văn nhân thi sỹ ở Hà Tĩnh có rất nhiều, Nguyễn Du là người học rộng Văn hay, với tác phẩm Truyện Kiều đi vào lòng người, ông đã trở thành Đại thi hào danh nhân văn hóa thế gới; danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác với bộ sách “ Tông tâm linh” chứa đựng nhiều giá trị y học Việt Nam; Phan Huy Chú là tác giả của những bộ sử có giá trị; Nhà thơ Nôm trác việt, nhà quân sự, nhà kinh tế tài ba đã có công lớn trong việc khai hoang lấn biển Nguyễn Công Trứ
   Sau cách mạng tháng Tám , tinh thần hiếu học của người dân Hà Tĩnh càng được phát huy. Là một tỉnh có phong trào bình dân học vụ sôi nổi, là một trong những tĩnh xóa mù chữ sớm nhất trong cả nước, Cẩm Bình( Cẩm Xuyên) là một mô hình được nhân lên ở nhiều nơi trong nước về đào tạo phổ thông, các phong trào bổ túc văn hóa phát triển.
   Nhân dân Hà tĩnh qua các thời kì đã sớm ý thức được việc nâng cao trình độ học vấn là một vấn đề rất quan trọng và cấp thiết, đáp ứng những đòi hỏi trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước và những truyền thống quý báu của quê hương Hà Tĩnh đang được các thế hệ con em Hà Tĩnh  tiếp tục giữ gìn và phát huy cao độ ở ngày hôm nay.
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

VĂN BẢN MỚI

Số: Số 19/KH-CĐCS
Tên: (KẾ HOẠCH Tổ chức Tết Trung thu năm 2023)

Ngày BH: (21/09/2023)

Số: Quyết định phê duyệt danh mục Sách lớp 11 năm học 2022 - 2023 của trường THPT Nghèn
Tên: (danh mục Sách lớp 11 năm học 2022 - 2023)

Ngày BH: (18/06/2023)

Số: 1330/QĐ-UBND
Tên: (Phê duyệt sách giáo khoa lớp 4, lớp 8, lớp 11 và sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 10)

Ngày BH: (08/06/2023)

Số: 42/TB-SGDĐT
Tên: (Về việc thăm dò dư luận đối với các cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú" lần thứ 16 - Năm 2023)

Ngày BH: (08/01/2023)

Số: Số: 98/QĐ-THPTN
Tên: (Quy định học trực tuyến)

Ngày BH: (03/09/2021)

Số: Số: 97/KH-THPTN
Tên: (Kế hoạch dạy học trực tuyến - THPT Nghèn)

Ngày BH: (03/09/2021)

Số: SNV-CCVC
Tên: (V/v hướng dẫn một số nội dung về lấy ý kiến nhận xét, đánh giá để thực hiện việc khắc phục sai phạm trong công tác tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức theo Kết luận số 71-KL/TW của Ban Bí thư)

Ngày BH: (20/12/2020)

Số: 3313/BGDĐT-GDĐH
Tên: (Điều chỉnh lịch triển khai công tác tuyển sinh)

Ngày BH: (27/08/2020)

Số: 61 /KH-THPTN
Tên: (Thực hiện công văn chỉ đạo Số: 611/SGDĐT-GDPT, ngày 16/4/2020 và các công văn hướng dẫn của Sở về việc dạy học qua Internet trong thời gian qua, Trường THPT nghèn xây dựng quy định về việc dạy học qua Internet trong thời gian tới như sau:)

Ngày BH: (17/04/2020)

Số: Số: 239-KH/TWĐTN-TNTH
Tên: (KẾ HOẠCH Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc “Tự hào Việt Nam” lần thứ III, năm học 2019 - 2020)

Ngày BH: (17/10/2019)

Danh mục

Thư viện hình ảnh

  Hoạt động

-1 photos | 4221 view

  Giải trí

1 photos | 3921 view

  Kỷ yếu

0 photos | 2492 view

Thống kê

  • Đang truy cập: 19
  • Khách viếng thăm: 16
  • Máy chủ tìm kiếm: 3
  • Hôm nay: 3828
  • Tháng hiện tại: 14602
  • Tổng lượt truy cập: 8146473

Hỗ trợ online

Võ Đức Ân
0964867606