Tổ chức Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc là một trong những hoạt động được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (BVHTTDL) thực hiện trong năm 2020. Đối tượng tham dự cuộc thi gồm: Học sinh từ lớp 1 đến lớp 12, sinh viên đang theo học tại các trường đại học/học viện và các loại hình giáo dục khác.
Đây là hoạt động nhằm khơi dậy hứng thú, niềm đam mê đọc sách đối với thanh, thiếu niên, nhi đồng, từ đó, khuyến khích, thúc đẩy phong trào đọc sách, hình thành thói quen và kỹ năng đọc sách cho trong thế hệ trẻ - yếu tố quan trọng góp phần phát triển văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng.
Trường THPT Nghèn tổ chức phát động cuộc thi đến 100% học sinh của nhà trường, các bài thi phong phú về hình thức dự thi như: làm video clip, sáng tác thơ, truyện khuyến đọc kèm minh họa tranh vẽ, chia sẻ cảm tưởng về một cuốn sách hay, viết tiếp về một cuốn sách…sau cuộc thi Đoàn thanh niên phối hợp với tổ Ngữ văn chấm và trao giải tại cơ sở và đã lựa chọn 3 bài dự thi cấp tỉnh và đều đạt giải.
01 Giải nhất “Bài thơ khuyến học hay nhất” cho em Phan Thanh Sao Chi lớp 11A14 – và được chọn tham gia cuộc thi toàn quốc; 02 Giải khyến khích: Em Nguyễn Hoàng Hoài Thương Lớp 11A13 và em Ngô Minh Châu Lớp 11A1.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TẠI LỄ TRAO GIẢI CẤP TỈNH CỦA CUỘC THI NĂM 2020

Thầy giáo Nguyễn Văn Thuần-P.HTr và thầy Lê Văn Định-BT ĐTN và các em học sinh tại lễ trao giải
Ban tổ chức trao giải cho các thí sinh
Các học sinh đạt giải: Phan Thanh Sao Chi lớp 11A14, Nguyễn Hoàng Hoài Thương Lớp 11A13 và Ngô Minh Châu Lớp 11A1
Giấy Chứng nhận cuộc thi

Hình ảnh trao giải cuộc thi tại nhà trường trường
Văn hóa dọc và tương lai nào cho văn hóa đọc sách trong thời đại bùng nổ thông tin?"Văn hoá đọc" gần đây đã được nhiều người đề cập với ý nghĩa là một hoạt động văn hoá của con người thông qua việc đọc sách báo, tài liệu để tiếp nhận và xử lý thông tin, tri thức một cách khoa học và bổ ích. Văn hoá đọc góp phần to lớn vào việc bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, hình thành và phát triển nhân cách con người. Ngày nay, dù trong bối cảnh có nhiều thuận lợi, văn hoá đọc vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức không nhỏ. Đáng chú ý là sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông đang khiếnchoviệckiểmsoátchấtlượngthôngtintrởnênkhókhăn,hiệntượngnhiễu tin và thông tin rác là vấn nạn khó khắc phục.... Với sự phát triển của CNTT, xu thế phát triển tất yếu các xuất bản điện tử - tài liệu số cùng với việc sử dụng ngày một rộng rãi mạng Internet, văn hóa đọc sẽ là sự tích hợp giữa văn hóa đọc truyền thống với văn hóa nghe - nhìn”. Phát triển văn hóa đọc càng trở nên quan trọng và là vấn đề mang ý nghĩa chiến lược của mọi quốc gia trong việc nâng cao dân trí, góp phần phát triển bền vững nguồn nhân lực. Bởi phát triển văn hóa đọc của mỗi cá nhân trong cộng đồng chính là nền tảng xây dựng một xã hội học tập góp phần tạo nên sức mạnh trí tuệ của toàn dân tộc trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.
Văn hóa đọc ở đây chính là thái độ, là cách ứng xử của chúng ta với tri thức sách vở. Phải biết đọc sách sao cho hợp lý và bổ ích. Đọc sao cho hợp với quy luật tiếp cận tri thức (Theo nhà ngôn ngữ học Phạm Văn Tình).
Ngày nay với sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tác động không nhỏ tới giới trẻ. Tích cực cũng nhiều mà tiêu cực cũng không ít. Một trong những vấn đề đó nổi lên là văn hóa đọc sách của giới trẻ hiện nay- Vấn đề đáng để chung ta cùng suy nghĩ.
Chúng ta đều biết trước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa, tri thức. Đọc sách là một trong những cách thức giúp con người thư giãn, tích lũy kiến thức, tăng cường khả năng tư duy. Thế nhưng giới trẻ ngày nay có vẻ thờ ơ, lãnh cảm với văn hóa đọc sách. Phải chăng họ nghĩ với những thong tin hiện đại họ không cần tới sách nữa? Nhà văn hóa Hữu Ngọc đã có một lần nêu câu hỏi: “Thế kỷ XXI liệu có cần đến thơ nữa không? Đến văn hóa đọc nữa không?” Và ông tự trả lời rằng: “có, dù cho ca nhạc trữ tình có làm được ít phần việc của thơ ca thì thơ ca vẫn sẽ mãi mãi được người đời ua chuộng”. Còn đối với văn hóa đọc thì ông khẳng định: “bản thân hình ảnh thì thoảng qua, từ ngữ mới đọng lại lâu bền”.
Văn hóa đọc sách đang đứng trước một cơ hội và một nguy cơ. Cơ hội bởi mỗi người chúng ta đều được tiếp cận với một khối lượng tri thức khổng lồ. Nhưng nó lại tiềm ẩn một nguy cơ làm mai một thói quen đọc vốn có bởi sự lấn át của các phương tiện nghe nhìn quá nhiều, quá hấp đẫn. Vậy sẽ có tương lai nào cho văn hóa đọc sách trong thời đại bùng nổ thông tin?
Khác với vài chục năm về trước, thị trường sách hiện nay vô cùng phong phú về nội dung cũng như hình thức. Giới trẻ ngay nay lười đọc hay họ không biết chọn sách? Có những bạn chạy theo phong trào để đọc sách. Có một thời gian những cuốn sách như “mãi mãi tuổi 20”, “Lê Vân yêu và sống” làm mưa gió trên thị trường. Rồi có khi họ đọc theo mốt: “Thế Giới Phẳng” là tên một cuốn sách rất thành công của nhà kinh tế- xã hội học Thomas Friedman. Cuốn sách trình bày những quan điểm mới lạ đối với bạn đọc trong nước về xu thế toàn cầu hóa, “Thế Giới Phẳng” không phải là một cuốn sách dễ đọc, phần lớn người đọc không hiểu hết tư tưởng của tác giả. Thế là dù không thích, không hiểu nhưng các bạn trẻ vẫn chạy đi mua những cuốn sách mà mọi nguời vẫn đọc để mình không trở thành người lạc hậu. Đó là chưa kể tới việc hiện nay thị trường sách vô cùng phong phú về nội dung và hình thức, có nhiều sách được coi là “sách đen” vẫn được giới trẻ truyền tay nhau đọc hăng say. Thật đáng lo ngại! Rồi có những bạn trẻ lại cho rằng đọc sách là lạc hậu- Đây là thời đại CNTT thì phải lên mạng đọc vừa nhanh, vừa dễ, vừa đỡ tốn kém. Đây là lối suy nghĩ sai lầm. Internet có khối lượng thông tin phong phú, nhanh và cập nhật nhưng liệu các bạn đọc xong còn đọng lại trong đầu được bao nhiêu? Bạn có thể “gậm nhấm”, “nhâm nhi” từng câu văn, từng linh hồn mà tác giả gửi gắm vào đó không?
Với thực trạng như thế, mỗi chúng ta ai không phải suy nghĩ nhìn nhận lại chính bản thân mình? Văn hóa đọc đã xuống cấp tới mức báo động chưa? Có thể chưa đến “đèn đỏ” nhưng đèn vàng đã cảnh báo một nguy cơ có thể đến. Đó là việc thiếu nghiêm túc trong việc đọc, không thấy rõ được vai trò quan trọng của đọc sách. Thời đại thông tin dạy chúng ta phải biết tận dụng cơ hội và nắm bắt thời cơ. Vì vậy chúng ta hãy tự tìm và trau dồi cho mình một thói quen đọc.
Cho nên, đọc là cái thứ cần của mỗi con người, nó cần thiết vì nó không có giới hạn, càng đam mê thành công lớn, thì càng phải đọc.
Đọc sách mang lại lợi ích gì cho chúng ta?1. Kích thích tinh thần: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, kích thích tinh thần có thể làm chậm lại tiến độ (hoặc thậm chí có thể ngăn chặn) của bệnh Alzheimer và mất trí nhớ, giữ cho bộ não của bạn hoạt động và tham gia ngăn không cho bị mất năng lượng. Cũng giống như bất kỳ các cơ khác trong cơ thể, não đòi hỏi phải được tập thể dục để luôn mạnh khoẻ, vì vậy cụm từ “sử dụng nó hoặc mất nó” là đặc biệt thích hợp khi nói đến não của bạn. Làm câu đố và chơi các trò chơi như cờ vua cũng rất hữu ích cho việc kích thích tinh thần.
2. Giảm căng thẳng: Bất kể bạn gặp bao nhiêu căng thẳng tại nơi làm việc, trong các mối quan hệ cá nhân, hoặc vô số các vấn đề khác phải đối mặt trong cuộc sống hàng ngày, tất cả sẽ dần biến mất khi bạn tập trung vào một câu chuyện tuyệt vời. Một cuốn tiểu thuyết hay có thể đưa bạn tới một thế giới khác, trong khi một bài báo hấp dẫn sẽ làm bạn phân tâm và ổn định bạn trong thời điểm hiện tại, để tình trạng căng thẳng dần dần tan biến và cho phép bạn thư giãn. Ngoài đọc sách ra nếu chơi game vừa phải cũng là cách giảm căng thẳng
3. Làm giàu kiến thức: Tất cả mọi thứ bạn đọc sẽ choáng hết trong đầu bạn với các thông tin mới, và bạn sẽ không bao giờ biết khi nào nó có ích. Những kiến thức bạn có được trang bị để bạn có thể giải quyết bất kỳ thách thức nào mà bạn phải đối mặt trong tương lai. Ngoài ra, ở đây cần có một chút suy ngẫm: Bạn đã bao giờ nghĩ rằng mình ở trong những trường hợp nghiêm trọng, hãy nhớ rằng mặc dù bạn có thể mất tất cả mọi thứ khác, công việc của bạn, của cải, tiền bạc, thậm chí sức khỏe nhưng kiến thức trong đầu bạn sẽ không bao giờ mất đi.
4.Vốn từ ngữ được mở rộng Điều này đi liền với lợi ích 3: bạn đọc càng nhiều, càng được tiếp xúc với nhiều từ ngữ, chắc chắn rằng tất cả sẽ đi vào vốn từ vựng hàng ngày của bạn. Ăn nói lưu loát và khéo léo giúp ích rất nhiều trong bất kỳ ngành nghề nào, và nếu bạn có thể nói chuyện với sự tự tin có nghĩa là lòng tự trọng của bạn đã được nâng cao lên rất nhiều. Điều này thậm chí có thể hỗ trợ rất tốt cho sự nghiệp của bạn, như những người đọc nhiều hiểu rộng, ăn nói khéo léo, và am hiểu về nhiều chủ đề có khuynh hướng được thăng chức nhanh hơn (và thường xuyên hơn) so với những người có vốn từ vựng hạn chế và thiếu nhận thức về văn học, đột phá khoa học, hay các sự kiện toàn cầu. Đọc sách cũng rất quan trọng cho việc học một ngôn ngữ mới, như khi bạn tiếp xúc với nhiều từ ngữ được sử dụng trong từng bối cảnh cụ thể, sẽ cải thiện kỹ năng nói và viết của mình lưu loát hơn.
5. Cải thiện trí nhớ: Khi bạn đọc một cuốn sách, bạn phải nhớ từng nhân vật, nguồn gốc của họ, tham vọng, lịch sử, và sắc thái, cũng như các chi tiết liên quan đến nhân vật trong mỗi câu chuyện. Những điều này khá nhiều để nhớ, nhưng não là một bộ phận tuyệt vời, nó có thể nhớ tất cả tương đối dễ dàng. Thật ngạc nhiên, mỗi bộ nhớ mới mà bạn tạo ra sẽ liên hợp với các khớp thần kinh mới (chuỗi phản ứng hóa sinh trong não bộ) và tăng cường những cái hiện có, hỗ trợ trí nhớ ngắn hạn cũng như giữ thăng bằng tâm trạng.
6. Đọc sách thường xuyên giúp bạn tăng cường kỹ năng tư duy, phân tích: Bạn đã bao giờ đọc một cuốn tiểu thuyết bí ẩn tuyệt vời, và tự mình khám phá ra những bí ẩn đó trước khi kết thúc cuốn sách? Nếu vậy, bạn có thể đưa ra những phán đoán và phân tích bằng cách chú ý tất cả các chi tiết được cung cấp và phân loại chúng, từ đó hiểu rõ “truyện trinh thám”.
Khả năng phân tích giống như vậy cũng rất có ích khi nói đến phê bình các tình tiết trong truyện, xem thử đó có phải là một tiểu thuyết hay, nếu các nhân vật được phát triển hợp lý, nếu cốt truyện êm xuôi, v..v… Khi bạn có cơ hội thảo luận về các cuốn sách với những người khác, bạn sẽ có thể phát biểu ý kiến của mình rõ ràng, nếu như bạn dành thời gian để thực sự xem xét tất cả các khía cạnh liên quan của vấn đề đó.
7. Cải thiện sự tập trung: Trong thế giới internet hiện nay, sự chú ý bị phân ra một triệu hướng khác nhau cùng một lúc như chúng ta đa tác vụ qua mỗi ngày. Trong 5 phút khoảng duy nhất, một người bình thường sẽ phân chia thời gian giữa làm việc, kiểm tra email, tán gẫu với một vài người (thông qua Gchat, skype, v..v…), trông chừng twitter, giám sát điện thoại, và tương tác với đồng nghiệp. Đây là loại hành vi ADD – làm cho mức độ căng thẳng tăng lên, và làm giảm năng suất của chúng ta.
Khi bạn đọc một cuốn sách, tất cả sự chú ý của bạn tập trung vào câu chuyện, thế giới xung quanh dường như biến mất, và bạn có thể đắm mình trong từng chi tiết nhỏ đang thu hút bạn. Hãy thử đọc 15-20 phút trước khi làm việc (tức là trên đường đi làm vào buổi sáng, nếu bạn di chuyển bằng giao thông công cộng), và bạn sẽ ngạc nhiên vì bạn chỉ tập trung một lúc là đã đến văn phòng.
8. Kỹ năng viết tốt hơn: Lợi ích này đi kèm với lợi ích 4 – mở rộng vốn từ ngữ của bạn: tiếp xúc với các tác phẩm khác, quan sát nhịp, trạng thái, và phong cách viết của các tác giả khác, sẽ ảnh hưởng đến cách viết của riêng bạn. Theo cùng một cách, các nhạc sĩ ảnh hưởng lẫn nhau, và họa sĩ sử dụng kỹ thuật được xây dựng bởi các bậc thầy đi trước, do đó, nhà văn hiểu làm thế nào để xây dựng các tác phẩm bằng cách đọc các tác phẩm của người khác.
9. Sự yên tĩnh: Ngoài việc thư giãn với một cuốn sách hay, đề tài mà bạn đọc có thể mang lại sự bình yên trong tâm hồn bạn. Đọc một tác phẩm về mặt tâm linh có thể làm giảm bớt huyết áp và mang lại cảm giác êm đềm, trong khi đọc cuốn sách tự giúp đỡ sẽ giúp ích cho những người bị rối loạn cảm xúc và bệnh tâm thần nhẹ. Tham khảo thêm: sách hay nhất năm 2014.
10.Giải trí miễn phí: Mặc dù nhiều người trong chúng ta muốn mua sách chỉ để tham khảo một phần trong đó, họ có thể tốn khá nhiều tiền. Với kinh phí thấp, bạn có thể đến thư viện địa phương và đắm mình trong đại dương kiến thức của pho sách sẵn có. Thư viện có sách trên tất cả các vấn đề có thể tưởng tượng được, và vì ở đây luôn cập nhật các cuốn sách mới nên bạn sẽ không bao giờ đọc hết được.
Danh sách đạt giải nhất Cuộc thi "Đại sứ văn hóa đọc" tĩnh Hà Tĩnh năm 2020:Giải đặc biệt: Nghiêm Trung Hoàng - Lớp 5C, Trường Tiểu học thị trấn Đức Thọ, huyện Đức Thọ.
Giải nhất nhóm bài thi có nội dung "Chia sẻ cảm tưởng hay nhất" gồm: Nguyễn Đặng Bảo Ngọc - Lớp 5A1, Trường Tiểu học Xuân Giang (Nghi Xuân); Lê Thị Khánh Vy - Lớp 8A, Trường THCS Mỹ Châu (Lộc Hà); Đặng Việt Hà - Lớp 10A9, Trường THPT Nguyễn Du (Nghi Xuân); Lê Thị Trang Quỳnh - Lớp 11A2, Trường THPT Cẩm Xuyên (Cẩm Xuyên); Nguyễn Lê Châu Giang - Lớp 10D1, Trường THPT Phan Đình Phùng (TP Hà Tĩnh).
Giải nhất nhóm bài thi có "Câu chuyện sáng tác khuyến đọc hay nhất" gồm: Hoàng Trần Yến Như - Lớp 5B, Trường Tiểu học Cương Gián 1 (Nghi Xuân)
; Nguyễn Văn Dũng - Lớp 5B, Trường Tiểu học Thạch Đài (Thạch Hà).
Giải nhất nhóm bài thi có "Câu chuyện sáng tác khuyến đọc hay và có hình minh họa bằng tranh đẹp nhất" gồm: Lê Bảo Trâm - Lớp 4B, Trường Tiểu học Thạch Vĩnh (Thạch Hà); Nguyễn Phan Khánh Ly - Lớp 6/3, Trường THCS Lê Văn Thiêm (TP Hà Tĩnh); Dương Thị Thúy Na - Lớp 5A, Trường TH&THCS Thạch Hội (Thạch Hà).
Giải nhất nhóm bài thi có “Câu chuyện khuyến đọc song ngữ hay nhất”: Trương Thị Tú Oanh - Lớp 5B, Trường Tiểu học Thạch Đài (Thạch Hà); Trần Thảo Anh - Lớp 9/1, THCS Lê Văn Thiêm (TP Hà Tĩnh).
Giải nhất nhóm có "Bài thơ khuyến đọc hay nhất": Đinh Thị Thảo - Lớp 5A, Trường Tiểu học Tượng Sơn (Thạch Hà); Bùi Quỳnh Chi - Lớp 5C, Trường Tiểu học thị trấn Đức Thọ; Phan Tuấn Bảo - Lớp 7/1, Trường THCS Lê Văn Thiêm (TP Hà Tĩnh); Phan Thanh Sao Chi - Lớp 11A14, Trường THPT Nghèn (Can Lộc).
Giải nhất cho các tác giả có "Câu chuyện viết tiếp hay nhất" gồm
: Nguyễn Hiền Thương - Lớp 5A, Trường Tiểu học Thạch Hải (Thạch Hà); Lương Thị Quỳnh Trang - Lớp 9A, Trường THCS Lê Bình (Hương Sơn); Nguyễn Thị Hoài Trang - Lớp 12D, Trường THPT Nguyễn Du (Nghi Xuân).
Giải nhất cho nhóm có "Câu chuyện viết tiếp song ngữ hay nhất" gồm
: Trần Bảo Trân - Lớp 4D, Trường Tiểu học thị trấn Đức Thọ; Phan Nguyễn Hải Linh - Lớp 7D, Trường THCS Lê Bình (TP Hà Tĩnh); Hoàng Thị Sao Mai - Lớp 11A2, Trường THPT Nghi Xuân (Nghi Xuân).
Giải nhất nhóm bài thi có "Ý tưởng khuyến đọc sáng tạo và có tính thuyết phục nhất": Lương Thị Ngọc Bích - Lớp 5A, Trường Tiểu học Sơn Tây (Hương Sơn); Phan Linh Trang - Lớp 8B, Trường THCS Phan Huy Chú (Thạch Hà); Hoàng Thị Hồng Thương - Lớp 11D, Trường THPT Nguyễn Du (Nghi Xuân); Trần Phương Chi - Lớp 5A4 Tiểu học thị trấn Phố Châu (Hương Sơn).
Ý kiến bạn đọc