Rss Feed Đăng nhập

Danh nhân Bùi Cầm Hổ

Đăng lúc: Thứ tư - 26/10/2016 21:05 - Người đăng bài viết: lichsu
Ngày 24/10//2016TÌM HIỂU DI SẢN ĐỊA PHƯƠNG:
DANH NHÂN: BÙI CẦM HỔ.
 
Nội dung này có thể được đưa vào dạy phần ĐẠI VIỆT TỪ THẾ KỈ X- XV( Thời Lê Sơ)
Mục đích: - Giáo dục tinh thần yêu quê hương,yêu đất nước, biết thương dân
-    Giáo dục ý thức trách nhiệm của người công dân
-    Giáo dục đạo đức, lối sống: Ngay thẳng, trung thực, có ý thức đấu tranh để bảo vệ công bằng, bảo vệ lẽ phải…
 
1.     Tên di tích: ĐỀN THỜ ĐÔ ĐÀI BÙI CẦM HỔ
2.     Loại công trình: ĐỀN
3.     Loại di tích: LỊCH SỬ VÀ KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT
4.     Quyết định: ĐƯỢC XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ CẤP QUỐC GIA NGÀY 10/2/1992
5.     Địa chỉ: PHƯỜNG ĐẬU LIÊU- TX HỒNG LĨNH- HÀ TĨNH.
6.     Đôi nét về thân thế và sự nghiệp
-  Danh nhân Bùi Cầm Hổ sinh năm 1390- Mất năm 1483. Sinh ra và lớn lên tại xã Đậu Liêu, huyện Thiên Lộc- Nay là thị xã Hồng Lĩnh- Hà Tĩnh, xuất thân từ một người chăn trâu nghèo khổ, ông nổi tiếng là người thẳng ngay, đức độ, nhờ tài trí mà được làm quan ngự sử triều nhà Lê, khi đứng ra làm chứng cho vụ“ Canh lươn”, được nhân dân cho là người có tài, tuy chưa đi thi nhưng được triều đình đặc cách, trọng dụng. Tư đồ Lê sát làm phụ chính cho vua Lê Thái Tông mới 11 tuổi, cậy quyền làm nhiều điều trái phép, những ai không hợp ý tìm cách hãm hại. Các gian thần Trịnh Hoàng Bá, Lê Quốc Khí, Đinh Bang Bản, Nguyễn Tông chí, Lê Đức Dư trước có công về phe với Sát vu cáo Phạm Văn Xảo và Trần Nguyên Hãn, sau vua Lê Thái Tổ đã có lệnh cấm những người đó tham dự triều chính và không được tố cáo nhưng Lê Sát vẫn cố tiến cử với vua Lê Thái Tông. Lúc đó Bùi Cầm Hổ và Nguyễn Thiên Tích đã thẳng thắn can vua Thái Tông nên theo lời di huấn của cha, vua Thái Tông nghe theo, kiên quyết giữ phép tắc của Lê Thái Tổ, không phục chức cho mấy người đó. Vì vậy Lê Sát ghét Bùi Cầm Hổ. Ông bị đổi ra làm An phủ sứ trấn Lạng Sơn, khi Lê Sát phạm tội chuyên quyền bị vua Lê Thái Tông xử tử thì ông được triệu về kinh đô làm Ngự sử trung thừa.
Mùa đông năm 1438, Bùi Cầm Hổ được sung chức Phó sứ sang nhà Minh, ông đã quay về vì sự ấm no của đồng bào Việt nam ông đã tổ chức đắp đập, ngăn khe đưa dòng nước trên núi Hồng Lĩnh chảy qua tây bắc tưới cho cánh đồng kẻ treo ( nay là TX Hồng Lĩnh ).
Ông đã từng giữ các chức vụ: Ngự sử trung thừa, an vũ sứ Lạng Sơn, Thăng thanh tri chính sự, Á tướng thờ 3 triều vua Lê sơ là: Thái Tổ, Thái Tông, Nhân Tông.
Sau khi mất, ông được thờ ở Đậu Liêu, Thị xã Hồng Lĩnh- Hà Tĩnh. Đền thờ hiện nay đã được Bộ Văn hóa- Thông tin Việt Nam xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
·        Nhân dân ta đã làm những câu thơ sau ca ngợi ông
 
                             “Cũng hàng quan lại cũng triều ban
                              Hổ hét ra oai hồi mẹ đẻ
                              Cháo lươn giải oán cho người oan
                              Ngọn cờ phía bắc còn bia tạc
                              Khe núi phía nam bởi đá hàn”
          Khi ông tạ thế nhân dân Đậu Liêu dựng đền thờ và làm lễ báo ân. Hàng năm vào ngày 12 tháng giêng là ngày lế báo ân và là ngày hội xuân truyền thống. Các triều đại đều có sức phong. Sắc vua Minh Mệnh ngày 21/8/1824 để “ Gia tằng phổ trạch chi thần”, “ Chuẩn cho xã Đậu Liêu- Huyện Thiên Lộc thờ phụng như cũ để thần giúp đỡ, che chở cho dân”, nhân dân thì nhắc nhau làm việc thiện, tránh điều ác , giữ lòng thanh bạch, đức hiếu trung để về lễ báo ân Đức thánh.
           Đền củ nguyên xưa khá đồ sộ, có thượng, trung và hạ điện hướng Đông Nam, trước đền là con đường qua truông, dọc theo đường là ngọn khe vẹt, khu đền được che kín bởi một rừng cây rậm rạp. Trong đền có đủ các loại đồ tế khí, nghi tượng. Trước cửa hai ông phổng to gần bằng người lớn, tóc tết hai xoáy chắp tay quỳ vái kính cẩn nghiêm trang.
          Trong hai cuộc chiến tranh, cả rừng cây và ngôi đền đều bị bom đạn phá hủy. Hòa bình lập lại, nhân dân sở tại nguyện đóng góp lập lại ngôi đền mới. Hàng năm đến ngày 12 tháng giêng chính quyền và nhân dân làm lễ báo ân.
Tác giả bài viết: Lê Thanh Nga
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

VĂN BẢN MỚI

Số: Số 19/KH-CĐCS
Tên: (KẾ HOẠCH Tổ chức Tết Trung thu năm 2023)

Ngày BH: (22/09/2023)

Số: Quyết định phê duyệt danh mục Sách lớp 11 năm học 2022 - 2023 của trường THPT Nghèn
Tên: (danh mục Sách lớp 11 năm học 2022 - 2023)

Ngày BH: (19/06/2023)

Số: 1330/QĐ-UBND
Tên: (Phê duyệt sách giáo khoa lớp 4, lớp 8, lớp 11 và sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 10)

Ngày BH: (09/06/2023)

Số: 42/TB-SGDĐT
Tên: (Về việc thăm dò dư luận đối với các cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú" lần thứ 16 - Năm 2023)

Ngày BH: (09/01/2023)

Số: Số: 98/QĐ-THPTN
Tên: (Quy định học trực tuyến)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: Số: 97/KH-THPTN
Tên: (Kế hoạch dạy học trực tuyến - THPT Nghèn)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: SNV-CCVC
Tên: (V/v hướng dẫn một số nội dung về lấy ý kiến nhận xét, đánh giá để thực hiện việc khắc phục sai phạm trong công tác tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức theo Kết luận số 71-KL/TW của Ban Bí thư)

Ngày BH: (21/12/2020)

Số: 3313/BGDĐT-GDĐH
Tên: (Điều chỉnh lịch triển khai công tác tuyển sinh)

Ngày BH: (28/08/2020)

Số: 61 /KH-THPTN
Tên: (Thực hiện công văn chỉ đạo Số: 611/SGDĐT-GDPT, ngày 16/4/2020 và các công văn hướng dẫn của Sở về việc dạy học qua Internet trong thời gian qua, Trường THPT nghèn xây dựng quy định về việc dạy học qua Internet trong thời gian tới như sau:)

Ngày BH: (18/04/2020)

Số: Số: 239-KH/TWĐTN-TNTH
Tên: (KẾ HOẠCH Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc “Tự hào Việt Nam” lần thứ III, năm học 2019 - 2020)

Ngày BH: (18/10/2019)

Danh mục

Thư viện hình ảnh

  Hoạt động

-1 photos | 4214 view

  Giải trí

1 photos | 3917 view

  Kỷ yếu

0 photos | 2487 view

Thống kê

  • Đang truy cập: 12
  • Hôm nay: 1114
  • Tháng hiện tại: 1114
  • Tổng lượt truy cập: 8132985

Hỗ trợ online

Võ Đức Ân
0964867606