Rss Feed Đăng nhập

ĐOÀN KẾT DÂN TỘC LÀ TRUYỀN THỐNG VÀ SỨC MẠNH VIỆT NAM

Đăng lúc: Thứ ba - 17/11/2015 17:59
CMD+VĐoàn kết dân tộc là truyền thống và sức                        mạnh Việt Nam                                                                Tác giả: Nguyễn Thị Kim Hoa
 
                                         “Đoàn kết đoàn kết, đại đoàn kết
                                         Thành công, thành công, đại thành công
                                                                         Hồ Chí Minh
       Trong những ngày tháng 11 truyền thống này, bên cạnh những hoạt động sôi nổi thi đua lập thành tích hướng đến kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam với nhiều hoạt động tri ân của các thế hệ học trò và toàn xã hội đối với những thế hệ nhà giáo Việt Nam. Thì khắp nơi trên mọi miền Tổ quốc còn sôi nổi với những hoạt động trong ngày hội Đại đoàn kết dân tộc. Từ trong mỗi gia đình tổ chức đại đoàn kết đến thôn xóm, họ hàng, từ Làng đến Nước... đi đâu ta cũng nhìn thấy những nụ cười trên gương mặt đoàn kết của nhân dân Việt Nam. Ngày 18/11 hàng năm ai cũng nhớ và mong chờ, cờ hoa ngập đường làng ngõ phố, tiếng nói cười và văn nghệ xôn xao....rất đep. Quả thật, đó là một nét đẹp mang tâm hồn dân tộc, là truyền thống và cội nguồn sức mạnh vô địch của dân tộc ta- Một dân tộc đất không rộng, người không đông nhưng với sự đoàn kết quyết tâm đồng lòng của cả dân tộc đã đánh bại mọi kẻ thù xâm lược,  làm nên huyền thoại chiến tranh nhân dân Việt Nam và tên tuổi của dân tộc Việt Nam trên trường quốc tế. Đại đoàn kết dân tộc là truyền thống, là cội nguồn sức mạnh của nhân dân ta.
Từ thửa bình minh của lịch sử cha ông, dân tộc Việt Nam đã có ý thức chung giòng giống – dòng máu Lạc Hồng. Trong buổi đầu dựng nước nhân dân đã cố kết với nhau trong trong khai phá làng mạc, làm thủy lợi để sản xuất và chống chọi với thiên nhiên, hành động xâm lược của các thế lực bên ngoài đã hình thành nên sự đoàn kết nhân dân trong tình làng nghĩa xóm. Văn hóa xóm làng của văn minh nông nghiệp lúa nước đã tạo ra tính cộng đồng và đoàn kết chặt chẽ với nhau trong sản xuất chiến đấu cũng như trong xây dựng tạo ra truyền thống dân tộc và tính bền vững của văn hóa dân tộc và truyền thống yêu nước, nhân nghĩa của nhân dân Việt Nam, tư tưởng đoàn kết, sự thống nhất máu thịt:
-         Nhà –làng – nước,
     -“ Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.
Hay là: 
                          “Nhiễu điều phủ lấy giá gương
               Người trong một nước thì thương nhau cùng”
Trong một ngàn năm Bắc thuộc, nhân dân ta phải đoàn kết cùng nhau thường xuyên đấu tranh giành độc và chống đồng hóa của các triều đại phong kiến Trung Quốc, gìn giữ và lưu truyền thống văn hóa truyền thống về  phong tục, tập quán, tiếng nói... Ý thức dân tộc và sự đoàn kết chính là sức mạnh để chúng ta giành lại quốc thống và gìn giữ văn hóa truyền thống.
Trong buổi đầu nhà nước phong kiến Đại Việt, các triều đại phong kiến đều ra sức thi hành chính sách củng cố đoàn kết dân tộc bằng nhiều biện pháp thiết thực. Lấy“Khoan thư sức dân kế bền sâu gốc rễ” làm kế thượng sách giữ nước ; coi trọng nhân dân, tư tưởng nhân nghĩa – “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”....; Đã đoàn kết nhân dân với triều đình, đoàn kết các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Chính sách đoàn kết thực sự có ý nghĩa to lớn  để dân tộc ta có thể vượt qua những thử thách của lịch sử làm nên những chiến công vĩ đại giữ vững giang sơn gấm vóc cha ông.
Lịch sử đã dạy cho chúng ta biết đoàn kết là nguyên nhân chung cho mọi thắng lợi trong các cuộc kháng chiến chống Tống, Nguyên Mông, Minh, Xiêm, Thanh. Và lịch sử cũng đã chứng minh nguyên nhân chung cho mọi thất bại Việt Nam chính là thiếu sự đoàn kết toàn dân như sự nghiệp chống Minh của nhà Hồ “Không thuận lòng dân” và sự nghiệp chống Pháp của nhà Nguyễn do từ bỏ nhân dân mà thất bại. Những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX phong trào yêu nước cách mạng Việt Nam tiếp tục sôi nổi dưới ngọn cờ Cần Vương, trào luư dân tộc chủ nghĩa ...Những người yêu nước đầu XX đã từng hy vọng vào ngọn cờ của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh nhưng moị cố gắng nỗ lực của các thế hệ tiền bối không đi đến kết quả bởi các nhà ái quốc tiền bối còn có những nhầm lẫn, mơ hồ trong việc phân biệt bạn thù, trong việc tập hợp lực lượng...
          Kế thừa bài học lịch sử của cha ông, ngay từ khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đã xác định đúng lực lượng cách mạng và quan tâm chăm lo xây dựng Mặt trận nhân dân thống nhất. Trên cơ sở liên minh công nông làm nòng cốt xây dựng, củng cố khối đoàn kết dân tộc hình thành trận địa chính đảm bảo mọi thắng lợi cho cách mạng Việt Nam. Qua mỗi thời kì lịch sử, tùy vào nhiệm vụ cụ thể trước mắt và mục tiêu cách mạng, tên gọi của mặt trận được thay đổi cho phù hợp và hiệu triệu tốt nhất lòng yêu nước và tinh thần cách mạng của nhân dân như: Hội đồng minh phản đế Đông Dương(1930-1931), Mặt trận dân chủ Đông Dương trong cuộc vận động dân chủ 1936-1939, Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương năm (1939 – 1940), Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương chống phát xít Pháp – Nhật (1940-1941). Trong những ngày cách mạng tháng Tám mặt trận Việt Minh đã đoàn kết toàn dân làm nên sức mạnh tổng hợp giành thắng lợi vĩ đai “ Đánh Pháp, đuổi Nhật, lật nhào ngai vàng phong kiến” nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời- Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á , mở ra kỉ nguyên mới cho dân tộc.
Pháp trở lại xâm lược, thực hiện lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh cả nước đã đứng lên muôn người như một quyết hi sinh bảo vệ độc lập dân tộc tự do nhân dân. Mỗi người dân là một chién sĩ, mỗi ngôi nhà góc phố là một pháo dài, trăm họ ai cũng là binh, thế trận toàn dân đánh giặc đã bao vây và làm thất bại mọi cố gắng quân sự của Pháp. Mặt trận Liên Việt và Việt Minh đã thống nhất thành Liên Việt.
Trong những năm kháng chiến chống Mĩ trong điều kiện chia cắt ta hai miền với hai nhiệm vụ khác nhau nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng cả nước thống nhất thực hiện kháng chiến chống Mĩ, miền Bắc là hậu phương, miền Nam là tiền tuyến thi đua kháng chiến thống nhất dân tộc. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập lãnh đạo đoàn kết nhân dân miền Nam đánh bại những chiến lược thực dân mới của Mĩ. Trước ý chí độc lập và sức sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, tinh thần xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước mà lòng phơi phới dậy tương laicủa những thế hệ thanh nien miền Bắc và ý chí nhầm thẳng quân thù màbắn của nhân dân miền Nam...chúng ta đã đánh bại tên đế quốc đầu sỏ thế giới – Đế quốc Mĩ rạng danh lịch sử dân tộc.
Sau giải phóng Sài Gòn 1975, Bắc Nam một nhà, mặt trận dân tộc thống nhất thành Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục đoàn kết nhân dân làm nên nhưgx thắng lợi to lớn trong công cuộc đổi mới và giữ vững quốc phòng an ninh hòa bình cho nhân dân.
Tổng kết giá trị của sức mạnh đại đoàn kết dân tộc chúng ta phải thừa nhận và luôn ghi nhớ lời dạy của Bác
 “Đoàn kết đoàn kết, đại đoàn kết
                                         Thành công, thành công, đại thành công”. Trong ngày hội đoàn kết toàn dân hôm nay chúng ta hãy ôn lại quá khứ hào hùng và chung tay xây dựng cuungr ccố khhói đoàn kết thống nhất toàn dân tộc cùng đi lên và hội nhập phát triển.
 
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

VĂN BẢN MỚI

Số: Số 19/KH-CĐCS
Tên: (KẾ HOẠCH Tổ chức Tết Trung thu năm 2023)

Ngày BH: (21/09/2023)

Số: Quyết định phê duyệt danh mục Sách lớp 11 năm học 2022 - 2023 của trường THPT Nghèn
Tên: (danh mục Sách lớp 11 năm học 2022 - 2023)

Ngày BH: (18/06/2023)

Số: 1330/QĐ-UBND
Tên: (Phê duyệt sách giáo khoa lớp 4, lớp 8, lớp 11 và sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 10)

Ngày BH: (08/06/2023)

Số: 42/TB-SGDĐT
Tên: (Về việc thăm dò dư luận đối với các cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú" lần thứ 16 - Năm 2023)

Ngày BH: (08/01/2023)

Số: Số: 98/QĐ-THPTN
Tên: (Quy định học trực tuyến)

Ngày BH: (03/09/2021)

Số: Số: 97/KH-THPTN
Tên: (Kế hoạch dạy học trực tuyến - THPT Nghèn)

Ngày BH: (03/09/2021)

Số: SNV-CCVC
Tên: (V/v hướng dẫn một số nội dung về lấy ý kiến nhận xét, đánh giá để thực hiện việc khắc phục sai phạm trong công tác tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức theo Kết luận số 71-KL/TW của Ban Bí thư)

Ngày BH: (20/12/2020)

Số: 3313/BGDĐT-GDĐH
Tên: (Điều chỉnh lịch triển khai công tác tuyển sinh)

Ngày BH: (27/08/2020)

Số: 61 /KH-THPTN
Tên: (Thực hiện công văn chỉ đạo Số: 611/SGDĐT-GDPT, ngày 16/4/2020 và các công văn hướng dẫn của Sở về việc dạy học qua Internet trong thời gian qua, Trường THPT nghèn xây dựng quy định về việc dạy học qua Internet trong thời gian tới như sau:)

Ngày BH: (17/04/2020)

Số: Số: 239-KH/TWĐTN-TNTH
Tên: (KẾ HOẠCH Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc “Tự hào Việt Nam” lần thứ III, năm học 2019 - 2020)

Ngày BH: (17/10/2019)

Danh mục

Thư viện hình ảnh

  Hoạt động

-1 photos | 4221 view

  Giải trí

1 photos | 3921 view

  Kỷ yếu

0 photos | 2492 view

Thống kê

  • Đang truy cập: 10
  • Hôm nay: 3637
  • Tháng hiện tại: 14411
  • Tổng lượt truy cập: 8146282

Hỗ trợ online

Võ Đức Ân
0964867606