Những năm tới, tình hình thế giới, khu vực và trong nước có cả thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức đan xen; đặt ra nhiều vấn đề mới, yêu cầu mới, phức tạp hơn đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Mục tiêu bảo vệ Tổ Quốc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng khẳng định: “Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, tranh thủ tối đa sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ công cuộc đổi mới, sự nghiệp công công nghiệp hoá, hiện đại hoá, bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc; bảo vệ nền văn hoá dân tộc; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội”. Đồng thời bổ sung “sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống; bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, an ninh mạng”.

Quan điểm chỉ đạo bảo vệ Tổ quốcMột là, giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước.
Hai là, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội;
Ba là, phát huy cao nhất sức mạnh của dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại. Phát huy mạnh mẽ nội lực là nhân tố quyết định; tranh thủ tối đa sự đồng, tình ủng hộ của cộng đồng quốc tế.
Bốn là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành, của mỗi cán bộ, đảng viên và từng người dân;
Năm là, quán triệt đường lối độc lập, tự chủ, đồng thời chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Kiên trì chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá; thêm bạn, bớt thù, vừa hợp tác vừa đấu tranh.
Sáu là, vận dụng linh hoạt quan điểm về “đối tác”, “đối tượng”.
Bảy là, nâng cao chất lượng công tác dự báo, nắm chắc tình hình; chủ động phòng ngừa, phát hiện sớm và triệt tiêu những nhân tố có thể dẫn đến những đột biến, bất lợi. Thực hiện bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.
Lực lượng tiến hành bảo vệ Tổ quốc: Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là nòng cốt.
Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc : là sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, tranh thủ tối đa sự đồng, tình ủng hộ của cộng đồng quốc tế, lấy sức mạnh nội lực là chính; khắc phục tư tưởng trông chờ, dựa dẫm vào sự giúp đỡ của nước khác.
Phương châm chỉ đạo bảo vệ Tổ quốc: kiên định về mục tiêu, các nguyên tắc chiến lược, đi đôi với vận dung linh hoạt, mềm dẻo về sách lược; tranh thủ sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân trong nước, sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹ lãnh thổ của Tổ quốc. Giải quyết những bất đồng, tranh chấp bằng biện pháp hoà bình trên cơ sở tôn trọng luật phát quốc tế
Phương thức tiến hành bảo vệ Tổ quốc: kết hợp chặt chẽ phương thức đấu tranh vũ trang và phương thức đấu tranh phi vũ trang; giữa bảo vệ với xây dựng, lấy xây dựng để bảo vệ, bảo vệ trong xây dựng, xây dựng trong bảo vệ; bảo vệ là một bộ phận của xây dựng, xây dựng là một bộ phận của bảo vệ.
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://thptnghen.edu.vn là vi phạm bản quyền
Ý kiến bạn đọc