Rss Feed Đăng nhập

THỰC TRẠNG VIỆC DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH HIỆN NAY

Đăng lúc: Thứ ba - 08/11/2016 19:43 - Người đăng bài viết: tienganh
THỰC TRẠNG VIỆC DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH HIỆN NAY 
Hiện nay, số lượng cơ sở dạy ngoại ngữ tăng theo từng năm và chiếm hơn 40% tổng số các cơ sở dạy văn hóa ngoài giờ của cả nước, các trung tâm, loại hình giảng dạy ngoại ngữ cũng tăng đáng kể, tổng số học viên học ngoại ngữ chiếm gần 70% lượt người tham gia học các loại hình văn hóa ngoài giờ. Điều này cho thấy nhu cầu học và dạy ngoại ngữ ngày một tăng nhanh.
Nhu cầu học ngoại ngữ tăng nhanh - đâu là nguyên nhân? 
Ngày nay, tiếng Anh là được công nhận là ngôn ngữ quốc tế được sử dụng chung và phổ biến trên toàn thế giới. Kể từ khi Việt nam gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới WTO, ngày càng nhiều tập đoàn, công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam mở rộng thị trị trường và hợp tác kinh doanh. Vì vậy, nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực bắt buộc ngoài điều kiện có trình độ chuyên môn cao thì khả năng sử dụng tiếng Anh trong công việc và giao tiếp phải chuyên nghiệp, đây chính là vần đề nghiêm trọng của người lao động và người sử dụng lao động. Do vậy việc giao tiếp tốt bằng tiếng Anh sẽ giúp cho mọi người có nhiều cơ hội làm việc tại các công ty nước ngoài với mức lương cao và có thể thăng tiến nhanh hơn trong công việc.
 
Chị N.H.A, 29 tuổi, hiện đang công tác tại một công ty nhập khẩu thiết bị máy móc chia sẻ: “Một lần giám đốc công ty có một cuộc giao dịch với khách hàng là người nước ngoài nên đã đề xuất mình đi cùng. Tuy nhiên, do khả năng tiếng Anh còn hạn chế, bản thân không tự tin nên đã nhường cơ hội đó cho người khác và từ đó ít được sếp để ý và cất nhắc trong công việc”. Đó là một trường hợp điển hình chứng tỏ tầm quan trọng của ngoại ngữ trong đời sống và công việc hiện nay.
 
Một thực tế đáng lo ngại là hiện nay việc áp dụng các giáo trình dạy tiếng Anh tại các trường trung học phổ thông mang lại hiệu quả không cao, khiến cho các bậc phụ huynh và học sinh không hài lòng.Đa số học sinh sau 7 năm học tiếng Anh ở bậc phổ thông,các em không thể nghe, nói, đọc, viết. Nhiều cuộc khảo sát gần đây cho thấy kết quả rất bi quan: sau khi học hết trung học cơ sở (lớp 9), học sinh chỉ có thể nghe nói được những thông tin cơ bản như chào hỏi, tên tuổi, chứ không thể kể lại được một câu chuyện khoảng 100 từ. Nhận biết về điều này, nhiều phụ huynh đã chủ động đưa con em mình đến các trung tâm, trường ngoại ngữ để trẻ có thể tiếp xúc với các chương trình học thực tế để rèn luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
 

Tiếng Anh đã trở thành môn học thiết yếu ngay cả trong môi trường tiểu học
 
Phần lớn người đi làm đều cho rằng kiến thức tiếng Anh mà mình đã hấp thụ từ trường lớp không đủ để ứng dụng vào thực tế giao tiếp, vì lý do đó, dù rất bận rộn với công việc và gia đình nhưng nhiều người đi làm vẫn cố gắng dành thời gian để học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng.
 
Chuyện những sinh viên sắp ra trường “chạy đôn chạy đáo” đi lo chứng chỉ tiếng Anh không phải vấn đề mới, song để thực trạng này chấm dứt thì còn phụ thuộc vào ý thức của mỗi người, nhiều bạn có trong tay tấm bằng cử nhân nhưng cũng chỉ vì kém tiếng Anh mà thất nghiệp. Hiện nay, nhiều người cho rằng để kiếm được việc làm lương cao thì tiếng Anh chính là “chiếc chìa khóa vàng” để mở ra cánh cửa tiến thân đối với không ít các bạn trẻ.
 
Theo một chuyên viên tuyển dụng của công ty Navigosearch – công ty chuyên cung cấp nhân lực cao cấp cho các tập đoàn, công ty của nước ngoài cho biết “…ngoài yếu tố bằng cấp, kinh nghiệm, kiến thức, thì hiện nay thông thạo ngoại ngữ (nghe, nói, đọc, viết) đã trở thành yêu cầu hàng đầu của các nhà tuyển dụng đối với các ứng viên…”.
 
Hiện nay, nhu cầu học ngoại ngữ tăng cao, người học đủ mọi thành phần xã hội và độ tuổi, mỗi người có một mục đích khác nhau khi đến lớp học, nhưng không phải ai cũng trung thành với mục tiêu nâng cao khả năng ngoại ngữ, nhiều bạn trẻ đua nhau như một trào lưu, những lớp học tiếng Anh tại các trung tâm, trường ngoại ngữ luôn sôi nổi bởi những cuộc đối thoại với nhiều chủ đề khác nhau, có những người tham gia nhiệt tình và bạo dạn nói, thẳng thắn đưa ý kiến của mình và không ngại mỗi khi nói sai, nhất là khi được giáo viên bản địa hướng dẫn, nhưng cũng có những người cả buổi học chỉ ngồi nghe các bạn trong lớp “sí sa sí sồ” mà không nói một lời nào, thậm chí còn có một số đông những học sinh là cậu ấm, cô chiêu được bố mẹ đưa đến lớp như một trào lưu nhưng thực ra họ chỉ đến để giao lưu kết bạn và sau đó rủ đi chơi mà bố mẹ đều không hay biết.
 
 “Loạn”  trung tâm ngoại ngữ
Hiện nay, với chủ trương xã hội hóa giáo dục, không chỉ ở thành phố Hồ Chí Minh mà ở tất cả các tỉnh, thành phố lớn khác, người người đua nhau học ngoại ngữ. Nhưng phải khẳng định rằng, không ở nơi đâu có số lượng trung tâm ngoại ngữ nhiều, phong phú, đa dạng như ở Sài Gòn. Các trung tâm đào tạo tin học, ngoại ngữ đã đua nhau mọc lên như nấm. Thế nhưng, số lượng nhiều, chất lượng lại đang bị… thả nổi, thậm chí nhiều địa chỉ treo bảng đào tạo, nhưng lại không có chương trình đào tạo bài bản nào mà vẫn sẵn sàng cấp chứng chỉ khi học viên có nhu cầu. Đó là thực trạng khá phổ biến hiện nay.
 
Hầu hết trường đại học nào cũng mở thêm trung tâm đào tạo ngoại ngữ và tin học. Nhưng những trung tâm ngoại ngữ như thế này, học viên chủ yếu là sinh viên.Một số lượng rất lớn các trung tâm ngoại ngữ ở thành phố Hồ Chí Minh là do tư nhân mở ra mà cái nào cũng rất hoành tráng, cũng được quảng cáo là chất lượng hàng đầu, độc quyền về các phương pháp giảng dạy tiếng Anh hiện đại nhất…Đường phố “loạn” các bảng hiệu Á, Âu, Mỹ,Úc...nhìn ngoài vào cũng được trang hoàng rất khang trang và bề thế nhưng chất lượng chẳng biết đâu mà lần. Nhiều người mất oan hàng triệu đồng vì cứ nghĩ cơ sở vật chất hiện đại, chất lượng cũng sẽ tương ứng. Nhưng chỉ khi vào học khoảng một tuần thì người học đã bị “vỡ mộng”, bởi đội ngũ giáo viên được nói là tuyển chọn kỹ lưỡng nhưng thực chất giáo viên bản ngữ là những anh Tây ba lô không có bằng cấp hay nghiệp vụ sư phạm. Giáo viên Việt Nam thì đa số là giáo viên trẻ mới ra trường,họ nhiệt tình nhưng trình độ còn hạn chế. Nhiều người dạy tiếng Anh mà phát âm sai cơ bản, không có phương pháp truyền dạy hợp lý, chưa kể có những trung tâm còn tự ý trưng biển gắn với tên các tổ chức uy tín hay giảng viên nổi tiếng để lừa bịp những người học. Nói thế không có nghĩa ở Việ nam chúng ta toàn là trung tâm ngoại ngữ kém chất lượng, song song vẫn có rất nhiều địa chỉ học tiếng Anh đáng tin cậy, giáo trình đạt tiêu chuẩn cao, giảng viên có trình độ sư phạm và chuyên môn cao,chất lượng được đánh giá bởi thực tế từ kết quả của mỗi học viên khi học xong và ứng dụng vào thực tế.
 
Xã hội có “cầu” ắt sẽ có “cung”, do vậy trước nhu cầu quá lớn của xã hội, việc các trung tâm, trường ngoại ngữ mọc lên như nấm là điều hiển nhiên. Nhìn ở khía cạnh nào đó thì phải công nhận việc gia tăng đáng kể số lượng trường ngoại ngữ đã góp phần rất lớn trong việc đào tạo, nâng cao trình độ ngoại ngữ cho người dân. Xã hội hoá giáo dục là một chủ trương lớn của Nhà nước, việc gia tăng số lượng trường, trung tâm ngoại ngữ hiện nay cũng không nằm ngoài chủ trương đó, tuy nhiên đào tạo cái gì, đào tạo như thế nào thì chỉ có trung tâm và người học mới biết được. Trong khi đó, các đơn vị quản lý vẫn mặc nhiên cấp phép, dù biết chắc rằng, sẽ không quản lý nổi một khi các trung tâm này đi vào hoạt động.
 

Nguồn tin: suư tầm- Lương Thi Phước
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

VĂN BẢN MỚI

Số: Quyết định phê duyệt danh mục Sách lớp 11 năm học 2022 - 2023 của trường THPT Nghèn
Tên: (danh mục Sách lớp 11 năm học 2022 - 2023)

Ngày BH: (19/06/2023)

Số: 1330/QĐ-UBND
Tên: (Phê duyệt sách giáo khoa lớp 4, lớp 8, lớp 11 và sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 10)

Ngày BH: (09/06/2023)

Số: 42/TB-SGDĐT
Tên: (Về việc thăm dò dư luận đối với các cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú" lần thứ 16 - Năm 2023)

Ngày BH: (09/01/2023)

Số: Số: 98/QĐ-THPTN
Tên: (Quy định học trực tuyến)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: Số: 97/KH-THPTN
Tên: (Kế hoạch dạy học trực tuyến - THPT Nghèn)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: SNV-CCVC
Tên: (V/v hướng dẫn một số nội dung về lấy ý kiến nhận xét, đánh giá để thực hiện việc khắc phục sai phạm trong công tác tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức theo Kết luận số 71-KL/TW của Ban Bí thư)

Ngày BH: (21/12/2020)

Số: 3313/BGDĐT-GDĐH
Tên: (Điều chỉnh lịch triển khai công tác tuyển sinh)

Ngày BH: (28/08/2020)

Số: 61 /KH-THPTN
Tên: (Thực hiện công văn chỉ đạo Số: 611/SGDĐT-GDPT, ngày 16/4/2020 và các công văn hướng dẫn của Sở về việc dạy học qua Internet trong thời gian qua, Trường THPT nghèn xây dựng quy định về việc dạy học qua Internet trong thời gian tới như sau:)

Ngày BH: (18/04/2020)

Số: Số: 239-KH/TWĐTN-TNTH
Tên: (KẾ HOẠCH Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc “Tự hào Việt Nam” lần thứ III, năm học 2019 - 2020)

Ngày BH: (18/10/2019)

Số: /KHNH20192020
Tên: (Kế hoạch năm học 2019 - 2020)

Ngày BH: (10/09/2019)

Danh mục

Thư viện hình ảnh

  Hoạt động

-1 photos | 4208 view

  Giải trí

1 photos | 3911 view

  Kỷ yếu

0 photos | 2483 view

Thống kê

  • Đang truy cập: 21
  • Khách viếng thăm: 20
  • Máy chủ tìm kiếm: 1
  • Hôm nay: 3928
  • Tháng hiện tại: 90812
  • Tổng lượt truy cập: 8083621

Hỗ trợ online

Võ Đức Ân
0964867606