Rss Feed Đăng nhập

NỖI NIỀM CỦA NGƯỜI GIEO CHỮ

Đăng lúc: Thứ sáu - 28/09/2018 21:38 - Người đăng bài viết: Trần Thanh Nga
      Nhà chính trị nổi tiếng người Anh, Winston  Churchll từng cho rằng:  Chúng ta tồn tại nhờ những gì ta nhận, nhưng chúng ta sống nhờ những gì cho đi. Thật vậy, cuộc sống  của mỗi người luôn nằm trong vòng  tuần hoàn giữa cho và nhận. Điều có ý nghĩa nhất trong dòng chảy  ấy, làm nên cuộc sống đích thực của mỗi người có lẽ là sự lựa chọn nghề nghiệp để sống, để cống hiến, để cho đi và để được nhận lại. Tận tụy với nghề là một cách để con người ta ngầm thể hiện niềm tri ân với cuộc sống. Theo đuổi nghề dạy học của đời ông, đời cha truyền lại, tôi bằng lòng với cuộc sống mà mình đã chọn.
     Được đứng trên bục giảng, trước bao ánh mắt trong veo như sao trời mùa hạ, đó là ước mơ của tôi ở những ngày đứng ghé ngoài cửa sổ xem bố tôi dạy học.
Mảnh đất Đồng Văn, bên dòng Ngàn Sâu xanh ngắt (thuộc xã Đức Lạng, Đức Thọ, Hà Tĩnh), đó là nơi đã cất dấu tuổi thơ tôi, với bao nhọc nhằn, vất vả nhưng đong đầy những  kỉ niệm khó quên. Từ nhỏ, tôi thích nhất trò làm cô giáo. Trên chiếc thuyền gỗ, sau mùa lụt vẫn được xếp ở bờ hè chái lá tranh, tôi được đứng trên mũi thuyền, còn bạn bè và em của tôi ngồi ở các thoang  gỗ trong khoang thuyền. Trên tay tôi có viên phấn mẹ cho, tôi phát cho mọi người những cuốn sách bất kì mượn được của bố, tôi nắn nót viết lên tấm gỗ thưng vách nhà dòng chữ lớn, thường là đầu đề  của một bài thơ nào đó ở cuốn Hoa học trò có tờ bìa đã nục, vì qua nhiều lần lật giở. Những ánh mắt nhìn tôi - ánh mắt rực sáng, thắp lên ước mơ cháy bỏng trong tôi… Cùng năm tháng, cùng ánh đèn dầu mỗi tối bố ngồi nhẩm thầm viết lách, soạn bài, tôi thao thiết trong những dòng bình văn… Và rồi ước mơ đã thành hiện thực. Tốt nghiệp phổ thông, tôi trở thành cô sinh viên Trường ĐH Sư phạm Vinh… Bốn năm sau, tôi đã là một cô giáo.
       Sau một năm công tác ở Trường THPT Nguyễn Huệ (Kì Anh – Hà Tĩnh)  và năm năm dạy học tại Trường THPT Đức Thọ (Đức Thọ - Hà Tĩnh), tôi được chuyển về dạy tại Trường THPT Nghèn. Hơn mười năm dưới mái trường này, kí ức của tôi đong đầy bao kỉ niệm buồn vui của nghề dạy học. Vẫn còn đó, những trăn trở, băn khoăn khi môn Ngữ văn  không phải thiết thực với tất cả mọi học sinh, đặc biệt là trong số chọn ngành nghề không liên quan đến môn khối. Những nhầm lẫn đến hài hước mỗi khi chấm bài học kì tập trung, cười đấy nhưng rồi cũng thấy buồn. Những bài kiểm tra nguệch ngoạc, cẩu thả, sơ sài đủ để nói lên “trách nhiệm” của các em với môn Văn. Buồn hơn, khi có những em học sinh của tôi học lực tốt, rất muốn theo đuổi niềm yêu thích văn chương nhưng biết thi vào trường nào, chọn nghề gì khi rất nhiều anh, chị khóa trước tốt nghiệp Đại học rồi vẫn còn chờ việc tại gia. Tôi muốn kể lại đây câu chuyện chọn nghề của một em học sinh làm tôi day dứt mãi.
          Năm  2014, một khóa học sinh tôi chủ nhiệm chuẩn bị tốt nghiệp. Lớp có rất nhiều em học lực tốt. Sau nhiều thời gian và cân nhắc khi chọn ngành nghề cho kì thi sắp tới, các em có những quyết định cho riêng mình. Có em chưa thật tự tin vào năng lực của mình nên xin bí mật với bạn khác, có em muốn quyết tâm theo đuổi nguyện vọng nên mong muốn bạn bè cùng cố gắng, có em chần chừ vì những lời hứa đầu ra công việc sau này, có em vì hoàn cảnh gia đình nên đành hài hòa với sở thích… Thế nhưng tôi rất  bất ngờ về quyết định của Hoa - một  trong những em học sinh nổi trội của lớp tôi chủ nhiệm.
          Hoa là một em học sinh dong dỏng cao, khuôn mặt xinh tươi, ánh mắt sáng như sao trời, đồng thời là một nữ Bí thư nghiêm túc trong học tập, năng nổ trong hoạt động bề nổi, có học lực tốt, đều cả ba  môn  Văn, Sử,  Địa. Tôi nghĩ Hoa còn phát huy hơn nữa những tố chất nổi bật của mình khi lên bậc Đại học. Nhưng rồi, em đã quyết định không tham dự thi đại học, không chọn con đường như tôi nghĩ.
Vào một ngày đầu hạ, tôi đến nhà Hoa. Ngôi nhà nhỏ gọn nằm trong một khu vườn xanh mát. Có tiếng ve ran lên một lúc. Rồi lá xào xạc chạy dọc sân theo trận  gió lào nắng ráp.  Bố mẹ em thấy tôi bèn chào, đặt nghế mời cô ngồi. Sau một hồi vòng vo tôi hỏi thật: “Hai bác không cho Hoa thi đại học à?”.  Mẹ Hoa cúi đầu không nói gì. Bố Hoa thở dài:  “Thú thật với cô, gia đình chúng tôi có thể nuôi con học hành đầy đủ, nhưng học xong rồi, hết cả trăm triệu, ra trường  biết xin vào đâu. Nhà tôi không có ai làm cơ quan nhà nước cả. Có ông chú ở Hàn Quốc, làm ổn định bên ấy đã hơn năm  năm rồi, giờ muốn cháu sang, chú đã sắp xếp công việc nhẹ nhàng. Sang đó kiếm ít vốn, về  lấy chồng làm nghề tự do cũng được”.
Nghe nói thế, tôi biết gia đình đã quyết định. Tôi muốn bố mẹ Hoa cho em thi đại học, vì muốn khẳng định năng lực học hành của em, lúc đó hẵng rẽ hướng cũng được. Ông bố vẫn kiên quyết: Nó thi đậu rồi nó lại không đi làm nữa thì lại mất cơ hội…
          Biết không thể nói gì hơn nữa, tôi chuyển sang hỏi han những chuyện khác, cuộc trò chuyện trở nên thân mật, cởi mở hơn.
Thế là ngày các bạn nhập học, Hoa cũng ba lô ra Hà Nội học tiếng. Ngày mồng hai Tết năm 2015, Hoa cùng các bạn đến tạm biệt cô. Không biết là vui hay buồn, nhưng nắm tay em lúc đó tôi vẫn thấy rưng rưng. Tôi như để tuột mất em ở phương trời xa cách, cũng như đang cố níu kéo em về gần. Nhưng rồi dõi theo gương mặt xinh xắn ấy lòng tôi lại nhen lên niềm hi vọng về những điều tốt đẹp đang đón chờ em…
Những năm học mới lại đến, tôi đón các em khóa mới. Trong những  ánh mắt trong veo ấy, ước mơ về tương lai vẫn như đang long lanh. Mỗi tiết dạy của tôi có cả niềm khắc khoải về nghiệp, nỗi day dứt về nghề, nhưng hơn hết thảy tôi vẫn muốn cháy cùng các em trong dòng chảy cảm xúc văn chương, cùng các em thăng hoa cùng cái Đẹp. Tôi tìm thấy tôi trong những điệu hồn đang đi tìm sự đồng điệu. Dòng sông cuộc đời vẫn chảy, dòng tâm hồn vẫn mải miết trôi, tôi chỉ mong những giờ văn luôn lắng phù sa trong những tâm hồn ấy.
Tác giả bài viết: Trần Thanh Nga
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

VĂN BẢN MỚI

Số: Số 19/KH-CĐCS
Tên: (KẾ HOẠCH Tổ chức Tết Trung thu năm 2023)

Ngày BH: (22/09/2023)

Số: Quyết định phê duyệt danh mục Sách lớp 11 năm học 2022 - 2023 của trường THPT Nghèn
Tên: (danh mục Sách lớp 11 năm học 2022 - 2023)

Ngày BH: (19/06/2023)

Số: 1330/QĐ-UBND
Tên: (Phê duyệt sách giáo khoa lớp 4, lớp 8, lớp 11 và sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 10)

Ngày BH: (09/06/2023)

Số: 42/TB-SGDĐT
Tên: (Về việc thăm dò dư luận đối với các cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú" lần thứ 16 - Năm 2023)

Ngày BH: (09/01/2023)

Số: Số: 98/QĐ-THPTN
Tên: (Quy định học trực tuyến)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: Số: 97/KH-THPTN
Tên: (Kế hoạch dạy học trực tuyến - THPT Nghèn)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: SNV-CCVC
Tên: (V/v hướng dẫn một số nội dung về lấy ý kiến nhận xét, đánh giá để thực hiện việc khắc phục sai phạm trong công tác tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức theo Kết luận số 71-KL/TW của Ban Bí thư)

Ngày BH: (21/12/2020)

Số: 3313/BGDĐT-GDĐH
Tên: (Điều chỉnh lịch triển khai công tác tuyển sinh)

Ngày BH: (28/08/2020)

Số: 61 /KH-THPTN
Tên: (Thực hiện công văn chỉ đạo Số: 611/SGDĐT-GDPT, ngày 16/4/2020 và các công văn hướng dẫn của Sở về việc dạy học qua Internet trong thời gian qua, Trường THPT nghèn xây dựng quy định về việc dạy học qua Internet trong thời gian tới như sau:)

Ngày BH: (18/04/2020)

Số: Số: 239-KH/TWĐTN-TNTH
Tên: (KẾ HOẠCH Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc “Tự hào Việt Nam” lần thứ III, năm học 2019 - 2020)

Ngày BH: (18/10/2019)

Danh mục

Thư viện hình ảnh

  Hoạt động

-1 photos | 4214 view

  Giải trí

1 photos | 3917 view

  Kỷ yếu

0 photos | 2487 view

Thống kê

  • Đang truy cập: 9
  • Hôm nay: 1006
  • Tháng hiện tại: 1006
  • Tổng lượt truy cập: 8132877

Hỗ trợ online

Võ Đức Ân
0964867606