Rss Feed Đăng nhập

Kinh nghiệm tổ chức rút ra từ hoạt động trải nghiệm sáng tạo: Nước – Vai trò của nước

Đăng lúc: Thứ bảy - 07/05/2016 08:06 - Người đăng bài viết: hoahoc
Ngày 14 tháng 3 năm 2016, được sự cho phép của Đảng ủy, BGH Nhà trường và sự phối hợp với với Đoàn trường THPT Nghèn, tổ Hóa học đã tổ chức buổi hoạt động trải nghiệm sáng tạo với chủ đề: Nước – Vai trò của nước cho học sinh khối 10 và 11. Qua buổi HĐ chúng tôi muốn rút ra một vài kinh nghiệm tổ chức để chia sẻ với các đồng nghiệp cho các buổi HĐ sau.
      Dự thảo Đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015 đã nêu: “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐ TNST) bản chất là những hoạt động giáo dục (HĐGD) nhằm hình thành và phát triển cho HS những phẩm chất tư tưởng, ý chí tình cảm, giá trị, kỹ năng (KN) sống và những năng lực cần có của con người trong xã hội hiện đại. Nội dung của HĐ TNST được thiết kế theo hướng tích hợp nhiều lĩnh vực, môn học thành các chủ điểm mang tính chất mở. Hình thức và phương pháp tổ chức đa dạng, phong phú, mềm dẻo, linh hoạt, mở về không gian, thời gian, quy mô, đối tượng và số lượng,… để HS có nhiều cơ hội tự trải nghiệm”. Nhân ngày Nước thế giới (22 tháng 3), Thầy và Trò trường THPT Nghèn đã tổ chức HĐ TNST với chủ đề: Nước – Vai trò của nước. Qua công tác tổ chức HĐ, chúng tôi rút ra một số kinh nghiệm tổ chức HĐ TNST, một hoạt động tuy mới mà cũ, tuy nhẹ nhàng mà hiệu quả.
      1. Kinh nghiệm thứ nhất là chuyển biến nhận thức của giáo viên về HĐ TNST, mỗi cá nhân giáo viên đều phải tìm hiểu, thay đổi nhận thức về HĐ TNST trong dạy học.
“HĐ TNST là các HĐGD thực tiễn được tiến hành song song với hoạt động dạy học trong nhà trường phổ thông. HĐ TNST là một bộ phận của quá trình giáo dục, được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa ở trên lớp và có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học. Thông qua các hoạt động thực hành, những việc làm cụ thể và các hành động của học sinh, HĐ TNST là các HĐGD có mục đích, có tổ chức được thực hiện trong hoặc ngoài nhà trường nhằm phát triển, nâng cao các tố chất và tiềm năng của bản thân học sinh, nuôi dưỡng ý thức sống tự lập, đồng thời quan tâm, chia sẻ tới những người xung quanh. Thông qua việc tham gia vào các HĐ TNST, học sinh được phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân. Các em được chủ động tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động: từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân. Các em được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng, được đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động, được thể hiện, tự khẳng định bản thân, được tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình  và của bạn bè,… Từ đó, hình thành và phát triển cho các em những giá trị sống và các năng lực cần thiết. HĐ TNST về cơ bản mang tính chất của hoạt động tập thể trên tinh thần tự chủ, với sự nỗ lực giáo dục nhằm phát triển khả năng sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể.” (Theo ThS. BÙI NGỌC DIỆP -Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam)



Đồng chí Phan Thị Thuận, tổ trưởng CM Hóa học, đọc diễn văn khai mạc buổi HĐ TNST

       2. Kinh nghiệm thứ hai là việc lựa chọn chủ đề cho HĐ, đây là yếu tố then chốt quyết định nội dung, phương pháp và hiệu quả của HĐ. Việc lựa chọn chủ đề của chúng tôi dựa trên cơ sở nội dung chương trình giáo dục, đặc trưng bộ môn và gắn liền với thực tiễn thông qua một dịp cụ thể như ngày Nước thế giới, Ngày thế giới phòng chống AIDS, Ngày Phòng cháy chữa cháy Việt Nam v.v... Lựa chọn chủ đề dựa vào các dịp hoạt động như vậy cho chúng ta nhiều ý tưởng, nhiều hoạt động có ý nghĩa và có sức lan tỏa lớn. Lựa chọn được chủ đề HĐ hay mang lại cơ hội thành công rất lớn cho HĐ TNST.



Chủ đề: Nước - Vai trò của nước gắn liền với ngày Nước thế giới
(Em Thùy Dung (Chi đoàn 11A1 với bản tham luận về vai trò của nước)

       3. Kinh nghiệm thứ ba là lên kế hoạch cho HĐ TNST, kế hoạch cần được lên từ đầu năm học, một cách rõ ràng và chi tiết. HĐ TNST cần có sự chuẩn bị chu đáo nên không thể thiếu một kế hoạch chu đáo. Các hoạt động của HS muốn thành công phải có sự luyện tập, thay đổi để đạt được mục tiêu giáo dục nhất định. Nếu kế hoạch không rõ ràng, không cụ thể, không chi tiết thì việc dẫm chân lên nhau trong khâu chuẩn bị là điều khó tránh khỏi. Bản kế hoạch này cần được chia sẻ với các tổ chức phối hợp như Thiết bị trường học, Đoàn trường v.v...



Công tác chuẩn bị, bố trí chỗ ngồi phù hợp cho học sinh và các đội chơi

       4. Kinh nghiệm thứ tư là lồng ghép các tiết mục ca nhạc nhằm mềm hóa các hoạt động mang tính chuyên môn. Các tiết mục ca nhạc không cần quá cầu kỳ nhưng nội dung phải hướng đến giới trẻ, có tính giáo dục và có liên quan đến chủ đề của HĐ TNST. Các tiết mục này không chỉ giúp các em giải trí mà còn rèn luyện cho các em kỹ năng trình diễn. Phối hợp với các tổ chức Nhà trường, đặc biệt là Đoàn trường sẽ giúp chúng ta có được những tiết mục rất chất lượng và đầy ý nghĩa. Ngoài ra các khoảng trống thời gian trong chương trình HĐ TNST còn được lấp đầy một cách khéo léo bằng các bài hát thật hay.



Em Thanh Thương (Chi đoàn 12A4) với ca khúc tiếng Anh ngọt ngào My heart will go on (Celin Dion)



Nụ cười rạng ngời và ca khúc Nhìn lại (Thành Thịnh) rất được giới trẻ ưa thích đến từ em Minh Anh (Chi đoàn 12A14)



Em Hồng Nhung (Chi đoàn 11A12) cháy hết mình với ca khúc Tàu anh qua núi (Phan Lạc Hoa)



Thầy Anh Sơn (Tổ Hóa) và cô Thanh Thủy (Giáo sinh thực tập) song ca bài Người đi xây hồ Kẻ Gỗ (Nguyễn Văn Tý)

       5. Kinh nghiệm thứ năm là biến tấu các hoạt động chuyên môn để nâng cao sức hấp dẫn. Thay vì những câu hỏi khô khan thì chúng ta có thể tổ chức  thành trò chơi đố vui có thưởng, những phần thưởng làm cho các em hào hứng hơn. Cơ hội được trả lời trước tập thể và sự khích lệ của thầy cô, các bạn chính là những phần thưởng lớn nhất. Việc thiết kế các ô chữ còn kích thích khả năng tổng hợp thông tin và tư duy của các em rất nhiều.


 
Trò chơi ô chữ do hai em Quang Anh - Linh Đan điều hành

      6. Kinh nghiệm thứ sáu là việc tổ chức sân khấu hóa cho HĐ tuyên truyền của HS. Chúng tôi cho các em khối 10 tập hợp thành nhóm, thiết kế kịch bản và luyện tập vở nhạc kịch Tây du nước nói về bốn thầy trò Tam Tạng trên đường đi thỉnh kinh bị một trận lụt to do Hằng Nga xả nước tắm vô tội vạ, sau đó thì cả Thiên Đình và hạ giới đều bị hạn hán do thiếu nước, Ngọc Hoàng phải tắm cạn và đánh răng không dùng nước nên trách cứ Hằng Nga. Kết thúc vở nhạc kịch, thông điệp: “Nước là máu của sự sống” được đưa ra để khuyến cáo học sinh nên tiết kiệm nước cho sự sống được mãi trường tồn.



Vở nhạc kịch Tây du nước do các em khối 10 thể hiện

       7. Kinh nghiệm thứ bảy là tổ chức hoạt động chính của HĐ TNST cần được thiết kế tốt để phát triển các năng lực cho học sinh. Chúng tôi đã tổ chức hai HĐ chính, một là “Đấu trường điện phân” dành cho HS khối 10, hai là tìm hiểu HĐ của Nhà máy nước Can Lộc dành cho HS khối 11. Với “Đấu trường điện phân”, mỗi lớp tham gia một đội chơi có ba người, các em sẽ có cơ hội phát triển kỹ năng hoạt động nhóm của mình. Các em được phát huy tính sáng tạo trong hoạt động xây dựng mô hình, thử nghiệm và tham gia thi đấu điện phân H2O để thu được khí H2. Với HĐ tìm hiểu HĐ của Nhà máy nước Can Lộc, các em có cơ hội tham quan thực tế tại Nhà máy, tìm hiểu cấu trúc, HĐ của nhà máy qua giới thiệu của bác Minh, Phó giám đốc Nhà máy. Sau đó các em tập hợp nhóm làm việc để xây dựng sa bàn Nhà máy và thuyết trình về HĐ của Nhà máy. Thông qua hai HĐ chính này, các em học sinh xây dựng được tình cảm yêu thích khoa học, yêu thích lao động và kỹ năng sống tiết kiệm nước.



Đấu trường điện phân bắt đầu với sự hào hứng nhận hóa chất từ Ban tổ chức



Hóa chất được pha thành dung dịch điện phân trong sự theo dõi thích thú của khán giả



Đội chơi của chi đoàn 10A12 đang trình bày cho Giám khảo về mô hình và hoạt động



Em Tố Uyên (Chi đoàn 11A2) trình bày cấu trúc và hoạt động của Nhà máy nước Can Lộc

       8. Kinh nghiệm thứ tám là tổ chức các thí nghiệm vui trong HĐ TNST, đây là hoạt động mang màu sắc chuyên môn nhưng diễn ra rất hấp dẫn, thú vị và tạo được sự thu hút rất lớn đối với HS. Chúng tôi lựa chọn ba thí nghiệm vui liên quan đến nước là mô phỏng chiến thuyền bốc cháy trên sông Nhật Tảo bằng phản ứng Na với H2O, đốt cháy đá (đất đèn) và nước uống được, đốt cháy H2 thu được sau khi điện phân tạo tiếng nổ vui tai. Em Linh Đan lớp 11A5 với năng lực thực hành, kỹ năng trình diễn và lòng đam mê khoa học đã được lựa chọn, hướng dẫn và luyện tập nhiều lần để có thể thành công trong ba thí nghiệm, mang lại niềm vui cho các em HS và cả các Thầy Cô giáo đến tham dự buổi HĐ TNST.



Em Linh Đan (Chi đoàn 11A5) thu hút các bạn học sinh và cả các Thầy cô giáo với những thí nghiệm vui



Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa
Kiếm bạt Kiên Giang khốc quỷ thần



Nước uống và đá đã bốc cháy trước sự ngạc nhiên, thích thú của các em học sinh

      9. Kinh nghiệm thứ chín là về các HĐ sau khi tổ chức buổi HĐ TNST, cần hướng dẫn và yêu cầu học sinh dọn dẹp sạch sẽ trả lại môi trường không còn rác, dung dịch điện phân chúng tôi lựa chọn NaNO3 hoặc K2SO4 đều có thể dùng để tưới cho cây, vừa đảm bảo dinh dưỡng, môi trường và tiết kiệm nước. Ngoài ra băng rôn tuyên truyền trong vở nhạc kịch của các em học sinh không bỏ đi mà được treo lên trang trọng tại nơi đặt vòi nước rửa của Nhà trường, nhắc nhở các em “Nước là máu của sự sống” để luôn có ý thức sử dụng nước tiết kiệm.
      10. Kinh nghiệm thứ mười là tìm kiếm nguồn kinh phí để tổ chức HĐ TNST. HĐ TNST cần những khoản kinh phí khá lớn, ngoài sự hỗ trợ của Nhà trường theo quy chế thu chi nội bộ thì một số nguồn như sự ủng hộ của Đoàn trường, Công đoàn nhà trường cũng giúp góp phần giải tỏa sức ép tài chính cho HĐ. Bên cạnh đó sự đóng góp của quỹ lớp các lớp HS và của chính các giáo viên để có những phần thưởng động viên cho các em cũng góp phần tạo nên thành công cho HĐ. Dự kiến trong những lần tổ chức HĐ sau chúng tôi sẽ vận động thêm các tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà trường để phong phú thêm nguồn kinh phí tổ chức.



Cô giáo Nguyễn Thị Lâm (Phó Hiệu trưởng Nhà trường) trao phần thưởng cho các đội chơi Đấu trường điện phân

 
       Trên đây là mười kinh nghiệm tổ chức rút ra từ HĐ TNST mà tổ Hóa học trường THPT Nghèn đã tổ chức cho các em học sinh, qua đây mong rằng hoạt động trải nghiệm sáng tạo sẽ được tổ chức ngày càng tốt hơn, mang lại hiệu quả cao hơn cho các em học sinh. 
Tác giả bài viết: Trần Anh Sơn
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

VĂN BẢN MỚI

Số: Quyết định phê duyệt danh mục Sách lớp 11 năm học 2022 - 2023 của trường THPT Nghèn
Tên: (danh mục Sách lớp 11 năm học 2022 - 2023)

Ngày BH: (19/06/2023)

Số: 1330/QĐ-UBND
Tên: (Phê duyệt sách giáo khoa lớp 4, lớp 8, lớp 11 và sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 10)

Ngày BH: (09/06/2023)

Số: 42/TB-SGDĐT
Tên: (Về việc thăm dò dư luận đối với các cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú" lần thứ 16 - Năm 2023)

Ngày BH: (09/01/2023)

Số: Số: 98/QĐ-THPTN
Tên: (Quy định học trực tuyến)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: Số: 97/KH-THPTN
Tên: (Kế hoạch dạy học trực tuyến - THPT Nghèn)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: SNV-CCVC
Tên: (V/v hướng dẫn một số nội dung về lấy ý kiến nhận xét, đánh giá để thực hiện việc khắc phục sai phạm trong công tác tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức theo Kết luận số 71-KL/TW của Ban Bí thư)

Ngày BH: (21/12/2020)

Số: 3313/BGDĐT-GDĐH
Tên: (Điều chỉnh lịch triển khai công tác tuyển sinh)

Ngày BH: (28/08/2020)

Số: 61 /KH-THPTN
Tên: (Thực hiện công văn chỉ đạo Số: 611/SGDĐT-GDPT, ngày 16/4/2020 và các công văn hướng dẫn của Sở về việc dạy học qua Internet trong thời gian qua, Trường THPT nghèn xây dựng quy định về việc dạy học qua Internet trong thời gian tới như sau:)

Ngày BH: (18/04/2020)

Số: Số: 239-KH/TWĐTN-TNTH
Tên: (KẾ HOẠCH Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc “Tự hào Việt Nam” lần thứ III, năm học 2019 - 2020)

Ngày BH: (18/10/2019)

Số: /KHNH20192020
Tên: (Kế hoạch năm học 2019 - 2020)

Ngày BH: (10/09/2019)

Danh mục

Thư viện hình ảnh

  Hoạt động

-1 photos | 4208 view

  Giải trí

1 photos | 3911 view

  Kỷ yếu

0 photos | 2483 view

Thống kê

  • Đang truy cập: 20
  • Khách viếng thăm: 17
  • Máy chủ tìm kiếm: 3
  • Hôm nay: 3880
  • Tháng hiện tại: 90764
  • Tổng lượt truy cập: 8083573

Hỗ trợ online

Võ Đức Ân
0964867606