Rss Feed Đăng nhập

Ngã ba Đồng Lộc

Đăng lúc: Thứ tư - 04/05/2016 21:10 - Người đăng bài viết: lichsu

Dạy học di sản:    NGÃ BA ĐỒNG LỘC

          - sự kiện lịch sử đó có ý nghĩa sâu sắc đối với việc giáo dục cho các thế hệ.
 Ngã ba Đồng Lộc - một biểu tượng về chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của dân tộc ta; là nơi giáo dục truyền thống yêu nước và tinh thần cách mạng cho các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau.

    - Các cách sử dụng di sản địa danh lịch sử Ngã ba Đồng Lộc trong dạy học Lịch sử:

      + Thứ nhất : Lồng vào nội dung lich sử dân tộc trong bài 22 lớp 12

      + Thứ hai:   Dạy trong tiết 44- Lịch sử địa phương

      + Thiết kế một giờ học bài Ngã ba Đồng Lộc tại thực địa

   - Mục tiêu và phương pháp

Bài học lịch sử Ngã ba Đồng Lộc góp phần tái hiện một phần hiện thực lịch sử khốc liệt, hùng tráng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đồng thời nói lên tinh thần chiến đấu bất khuất, kiên cường, dũng cảm không quản gian khổ, hy sinh của quân và dân ta.
Qua bài học, góp phần làm phong phú tri thức, giáo dục chính trị, tư tưởng cho học sinh. Bồi đắp tình cảm, niềm tự hào, biết ơn, trân trọng sự hy sinh xương máu của quân và dân ta trong những năm tháng hào hùng trên mãnh đất quê hương Hà Tĩnh. Các em nhận thức sâu sắc được mối quan hệ giữa lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc; dùng kiến thức lịch sử dân tộc soi vào lịch sử địa phương và ngược lại. Từ đó, góp phần hình thành cho thế hệ trẻ lòng yêu quê hương, đất nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Tình yêu quê hương là ngọn nguồn của lòng yêu nước. Tình yêu quê hương lại nâng lòng yêu nước lên những tầm cao mới, vừa cụ thể vừa thân thương đối với từng con người. Từ đó, có thể thấy, lịch sử địa phương là điều kiện cần thiết để các thế hệ học sinh thấm sâu lịch sử đất nước, nâng cao lòng yêu nước theo tiến trình phát triển của thời đại. Thực hiện tốt bài học lịch sử Ngã ba Đồng Lộc là góp phần thực hiện tốt điều đó.
Khi thực hiện bài học lịch sử Ngã ba Đồng Lộc, tùy theo từng cấp học, bậc học, lớp học, từng điều kiện cụ thể, chúng ta sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để làm cho bài học có hiệu quả cao. Tùy theo mức độ nhận thức của từng đối tượng học sinh mà khai thác tài liệu, sử dụng phương pháp, xây dựng hệ thống câu hỏi để tạo biểu tượng lịch sử và phát triển tư duy cho học sinh. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi chỉ nêu một vài biện pháp để góp phần thực hiện tốt bài học này.
Để chuẩn bị tài liệu, tư liệu cho bài học, ngoài cuốn Lịch sử Hà Tĩnh của Sở Giáo dục và Đào tạo (tài liệu lịch sử dùng trong trường THCS, XNIHT, 2007); giáo viên có thể tìm các tài liệu, tư liệu khác khác như: Lịch sử Hà Tĩnh, tập 2, NXBCTQG, HN, 2000; Hà Tĩnh 30 năm kháng chiến (1945 – 1975), Đảng ủy – Bộ chỉ huy quân sự Hà Tĩnh, XNIHT, 1998; trích tư liệu trong phim: Hương bồ kết, Vầng trăng trinh nữ, Chiến tranh Việt Nam và những điều chưa biết; tư liệu viết về Ngã ba Đồng Lộc của Sở Giao thông vận tải Hà Tĩnh, các hiện vật, mẫu chuyện có liên quan…
Với bài học này, ta có thể dạy trong một lớp, dạy các lớp trong cùng khối, tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, học tập trên thực địa, dâng hương, chăm sóc, học tập tại Di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc…
Dù học tập bằng những hình thức nào thì chúng ta cũng nên hướng dẫn học sinh tìm hiểu các nội dung cơ bản về bài học lịch sử Ngã ba Đồng Lộc.
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh hiểu được vị trí địa lý của Ngã ba Đồng Lộc (thuộc xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) là nơi giao điểm của đường 15A với các tỉnh lộ, cách Thành phố Hà Tĩnh hơn 20 km về h­ướng Tây Bắc. Nơi đây là một vùng đồi hẹp trống trải, một bên là núi trọc, một bên là đồng ruộng. Mùa khô đư­ờng đầy bụi đỏ trong gió Lào, nắng lửa; mùa mưa n­ước ngập bùn lầy. Là vùng địa hình hiểm trở, nếu địch đánh phá thì các tuyến đường giao thông dễ bị chia cắt và rất khó khắc phục.
Giáo viên có thể nêu câu hỏi tiếp: Từ cuối tháng 4 đến tháng 10 - 1968, Ngã ba Đồng Lộc có vai trò quan trọng như thế nào đối với việc chi viện cho miền Nam qua địa bàn Hà Tĩnh?
Hướng dẫn cho học sinh hiểu: Từ ngày 20 - 4 - 1968, Đường quốc lộ 1A bị cắt đứt, ta chuyển hướng vận tải sang tuyến Đường 15A đi qua Ngã ba Đồng Lộc. Lúc này trên đất Hà Tĩnh chỉ còn Đường 15A là con đường duy nhất đi vào Nam của các phư­ơng tiện cơ giới. Bởi thế, Ngã ba Đồng Lộc đã trở thành một đầu mối giao thông quan trọng, một trọng điểm hiểm yếu, giữ vai trò quyết định đảm bảo thông suốt cho huyết mạch vận tải nối liền hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam. Vì vậy, đế quốc Mỹ đã bằng mọi thủ đoạn đánh phá Ngã ba Đồng Lộc. Biến nơi đây thành “toạ độ lửa” để hòng cắt đứt con đường tiếp viện của chúng ta.
Đế quốc Mỹ đã đánh phá Ngã ba Đồng Lộc như thế nào? nhận xét về sự đánh phá đó?
(Giáo viên hướng dẫn các em tìm hiểu bằng nhiều hình thức kết hợp trong toàn bộ tiến trình bài học như trình chiếu, miêu tả, tường thuật, phân tích, đánh giá, nhận xét... tạo sự sinh động, hấp dẫn cho các em)
Trình bày được diễn biến chính: từ tháng 4 đến tháng 10-1968, máy bay địch ném xuống đây 1.863 lần với gần 50 nghìn quả bom các loại (ch­ưa kể rốc két và đạn 20mm). Ngày đánh nhiều nhất là 103 l­ượt máy bay, với hàng trăm quả bom các loại. Bầu trời Đồng Lộc hầu như­ không lúc nào ngớt tiếng gầm rú của máy bay địch, tiếng nổ của bom đạn, khói lửa mù mịt. Cả ngày lẫn đêm, máy bay Mỹ tập trung đánh phá, huỷ diệt các trận địa pháo cao xạ và các công trình giao thông. Ngã ba Đồng Lộc - một vùng đồi nhỏ hẹp, mặt đất không còn màu xanh cỏ cây, hố bom chồng chất hố bom.
Tổ chức học sinh nhận xét, kết luận: đế quốc Mỹ đã bằng mọi thủ đoạn đánh phá Ngã ba Đồng Lộc, biến nơi đây thành “tọa độ lửa” để hòng cắt đứt con đ­ường tiếp viện của hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam.
Trước âm mưu và hành động điên cuồng của đế quốc Mỹ tại Ngã ba Đồng Lộc, quân và dân ta đã anh dũng đánh trả như thế nào? kết quả, ý nghĩa lịch sử?
Giáo viên hướng dẫn các em tìm hiểu để nhận thức được việc “giải tỏa điểm chốt, thông suốt chi viện” là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quân và dân ta lúc này.
Để đảm bảo “Thông tuyến, thông xe nhanh nhất”, Ban chỉ huy giải tỏa giao thông Đồng Lộc đ­ược thành lập, với lực l­ượng trên 1.600 người, gồm thanh niên xung phong, công nhân giao thông cùng với sự tham gia của nhân dân các xã lân cận như Đồng Lộc, Xuân Lộc, Trung Lộc, Quang Lộc, Sơn Lộc, Mỹ Lộc, Thượng Lộc... Với quyết tâm “Cứu hàng nh­ư cứu người”, “địch phá ta sửa ta đi”, “địch phá một, ta làm mười” họ đã không quản bom rơi đạn nổ, gian khổ, hy sinh ngày đêm bám trụ các trọng điểm, kịp thời san lấp hố bom, sửa chữa cầu đường, rà phá bom nổ chậm...
Âm mưu chốt chặn chi viện của đế quốc Mỹ tại “tọa độ lửa” bị thất bại hoàn toàn. Trên trọng điểm ác liệt, tàn khốc ở Ngã ba Đồng Lộc, đường vẫn thông, các đoàn xe vẫn nối đuôi nhau ra tiền tuyến góp phần chi viện kịp thời cho quân và dân miền Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.
Cuộc chiến đấu của lực lượng bộ đội, thanh niên xung phong, dân quân địa phương ở Ngã ba Đồng Lộc diễn ra như thế nào? kết quả? ý nghĩa lịch sử?
Lực lượng bộ đội với Trung đoàn pháo cao xạ 210 thuộc Sư­ đoàn 304, Tiểu đoàn 8 pháo cao xạ bộ đội địa phư­ơng Hà Tĩnh và các đại đội trực chiến súng bộ binh của dân quân tại chỗ đã bám trụ chiến đấu kiên cường giữa bom đạn ác liệt, gió Lào nắng nóng, đánh hơn 1.076 trận. Trên trọng điểm ác liệt Ngã ba Đồng Lộc, hầu như ngày nào các đơn vị cũng có thương vong tổn thất.          
Kết quả, ý nghĩa: quân và dân ta đã bắn rơi 14 máy bay Mỹ, hạn chế tối đa khả năng đánh trúng mục tiêu của chúng, góp phần bảo vệ các đoàn xe và lực lượng làm giao thông trên trọng điểm.
Cho học sinh tìm hiểu thông tin về những tập thể, cá nhân được Nhà nước phong tặng anh hùng:
Đại đội 551 TNXP; tập thể 10 cô gái Tiểu đội 4 thuộc Đại đội 552, Tổng đội 55 TNXP do Võ Thị Tần làm tiểu đội trưởng cùng Hồ Thị Cúc, Trần Thị Hường, Trần Thị Rạng, Hà Thị Xanh, Nguyễn Thị Nhỏ, Võ Thị Hà, Dương Thị Xuân, Nguyễn Thị Xuân và Võ Thị Hợi đã bám trụ kiên cường ở Ngã ba Đồng Lộc trong những ngày bom đạn ác liệt nhất và cả 10 cô anh dũng hy sinh cùng một lúc giữa tuổi đời 18-20 trong một trận mưa bom của giặc Mỹ tại Ngã ba Đồng Lộc ngày 24-7-1968; Anh hùng La Thị Tám cắm tiêu đánh dấu hơn 1.500 quả bom nổ chậm; Anh hùng phá bom Vương Đình Nhỏ... và còn bao nhiêu tập thể, cá nhân mà sự tích anh hùng của họ còn sống mãi trong lòng đồng đội và nhân dân.
Hòa bình lập lại, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã làm gì để ghi nhớ công ơn của các anh hùng liệt sĩ và những người đã góp công tại Ngã ba Đồng Lộc làm nên chiến thắng lịch sử và trách nhiệm của chúng ta?
Giới thiệu di sản : Ngã ba Đồng Lộc đã được xây dựng thành một quần thể di tích lịch sử, văn hóa và khu du lịch tâm linh gồm các hạng mục: Khu mộ 10 nữ liệt sỹ TNXP, Tượng đài chiến thắng, Nhà bia tưởng niệm TNXP cả nước, Cụm tượng 10 nữ liệt sỹ TNXP, Cánh đồng hố bom, Tháp chuông, Nhà trưng bày các di tích về Ngã ba Đồng Lộc,...
Hàng năm, các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội trong và ngoài tỉnh đã đến Ngã ba Đồng Lộc dâng hương; thăm hỏi, tặng quà cho thân nhân các gia đình và những người đã đổ máu xương để làm nên một Ngã ba Đồng Lộc huyền thoại.
Biểu hiện về những hoạt động chăm sóc, dâng hương, ghi nhớ công ơn, học tập, sưu tầm các hiện vật, các câu chuyện có liên quan đến Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc. Những giá trị truyền thống về văn hóa - lịch sử được trân trọng, lưu giữ và phát huy qua các thế hệ. Để từ đó các em nổ lực học tập, rèn luyện, lập thân, lập nghiệp, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Liên hệ trách nhiệm của bản thân ...
Cuối cùng tổ chức kiểm tra viết bài cảm xúc về Ngã ba Đồng Lộc, về 10 nữ anh hùng, làm thơ , viết văn và sáng tác bài hát hoặc vẽ theo sở trường và sở thích...
 
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

VĂN BẢN MỚI

Số: Số 19/KH-CĐCS
Tên: (KẾ HOẠCH Tổ chức Tết Trung thu năm 2023)

Ngày BH: (22/09/2023)

Số: Quyết định phê duyệt danh mục Sách lớp 11 năm học 2022 - 2023 của trường THPT Nghèn
Tên: (danh mục Sách lớp 11 năm học 2022 - 2023)

Ngày BH: (19/06/2023)

Số: 1330/QĐ-UBND
Tên: (Phê duyệt sách giáo khoa lớp 4, lớp 8, lớp 11 và sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 10)

Ngày BH: (09/06/2023)

Số: 42/TB-SGDĐT
Tên: (Về việc thăm dò dư luận đối với các cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú" lần thứ 16 - Năm 2023)

Ngày BH: (09/01/2023)

Số: Số: 98/QĐ-THPTN
Tên: (Quy định học trực tuyến)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: Số: 97/KH-THPTN
Tên: (Kế hoạch dạy học trực tuyến - THPT Nghèn)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: SNV-CCVC
Tên: (V/v hướng dẫn một số nội dung về lấy ý kiến nhận xét, đánh giá để thực hiện việc khắc phục sai phạm trong công tác tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức theo Kết luận số 71-KL/TW của Ban Bí thư)

Ngày BH: (21/12/2020)

Số: 3313/BGDĐT-GDĐH
Tên: (Điều chỉnh lịch triển khai công tác tuyển sinh)

Ngày BH: (28/08/2020)

Số: 61 /KH-THPTN
Tên: (Thực hiện công văn chỉ đạo Số: 611/SGDĐT-GDPT, ngày 16/4/2020 và các công văn hướng dẫn của Sở về việc dạy học qua Internet trong thời gian qua, Trường THPT nghèn xây dựng quy định về việc dạy học qua Internet trong thời gian tới như sau:)

Ngày BH: (18/04/2020)

Số: Số: 239-KH/TWĐTN-TNTH
Tên: (KẾ HOẠCH Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc “Tự hào Việt Nam” lần thứ III, năm học 2019 - 2020)

Ngày BH: (18/10/2019)

Danh mục

Thư viện hình ảnh

  Hoạt động

-1 photos | 4221 view

  Giải trí

1 photos | 3921 view

  Kỷ yếu

0 photos | 2491 view

Thống kê

  • Đang truy cập: 13
  • Hôm nay: 2825
  • Tháng hiện tại: 13599
  • Tổng lượt truy cập: 8145470

Hỗ trợ online

Võ Đức Ân
0964867606