BẠO LỰC GIA ĐÌNH VÀ NHỮNG HỆ LỤY
“Gia đình là tế bào của xã hội” – Câu nói quen thuộc mà mỗi người đều biết đến. Tuy nhiên, đôi khi người ta vẫn chưa hiểu hết ý nghĩa thực sự của từ ngữ thiêng liêng này. Nó không chỉ là một phần tạo nên cuộc sống cộng đồng, nó còn là nơi quan trọng không thể thiếu đối với cuộc đời mỗi người – “cái nôi” nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người. Hai tiếng “gia đình” được “tạo dựng” và “trưởng thành” bởi mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng và tình yêu thương giữa người chồng và người vợ, giữa cha mẹ và con cái, giữa ông bà và cháu chắt.
Những truyền thống tốt đẹp, những phẩm chất quý báu, những đức hạnh cao sang, tấm lòng kiên trung với Tổ quốc – tất cả những điều trên là do chính gia đình vun đắp, bảo tồn và phát huy. Cổ nhân thường nói: “Tu thân tề gia trị quốc bình thiên hạ”, lời dạy quả thực không sai. Muốn thu nạp thiên hạ quy phục dưới chân mình cần một quốc gia được trị vì tốt, mà muốn vậy phần cốt yếu chính là “gia”. Chỉ khi có thể êm ấm vấn đề gia đình mới có thể làm những việc to lớn với xã hội bên ngoài. Có thể nói, gia đình là một phần tử không thể thiếu với cuộc sống, có nó mới tạo nên một đất nước, một cộng đồng, một xã hội.
Tuy nhiên, đó là cái lý mà người ta nói ra, vấn đề của chúng ta là thực tại lý thuyết lại không như hành động. Nói gia đình là nơi ấm áp, tình cảm yêu thương giữa người với người đều được đong đầy nơi đây, vậy mà tại sao vẫn có nhiều gia đình với vẻ ngoài hạnh phúc, bên trong lại là một “lỗ đen vũ trụ” đầy rẫy xa lánh, lạnh lẽo và bài xích. Nói rằng nó được hình thành dựa trên sự tin tưởng, nhưng tại sao hàng năm vẫn có người đệ đơn kiện ly hôn vì người chồng hoặc vợ mình ngoại tình, có bồ nhí ở bên ngoài hay những trận đánh ghen không vô nghĩa. Nói rằng nó là nơi vun đắp truyền thống dân tộc, vậy mà truyền thống thì càng ngày càng hao mòn, nhân cách con người càng ngày càng tha hóa. Thực sự đây là cái tình cái lý của hai tiếng “gia đình” sao?! Tự hỏi những điều này từ đâu xuất hiện, xuất hiện khi nào chắc là không ai biết. Vì bản thân con người tạo
ra lại trong một khoảng thời gian vô định, khó mà nắm bắt được. Tệ nạn kia cũng không phải ngày một ngày hai mà thành, nó đã được tạo ra rất lâu bởi một “mầm mống” nguy hiểm: Bạo lực gia đình. Tuy chỉ bốn từ ngắn gọn nhưng đầy đủ và súc tích để giải thích cho vấn nạn đầy nan giải hiện tại của xã hội – sự tan rã của gia đình.
Luật Phòng, chống bạo lực trong gia đình hay còn gọi là
Luật phòng, chống bạo hành là
đạo luật được
Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 2 thông qua vào ngày 21 tháng 11 năm
2007 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm
2008. Luật quy định về phòng và chống
bạo hành gia đình ở
Việt Nam, các vấn đề phòng ngừa bạo lực gia đình, bảo vệ hỗ trợ nạn nhân bạo lực
gia đình, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan,
tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình và xử lý vi phạm
pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên, thực trạng của người Việt Nam ta lại là một điều đáng đau lòng, luật đã ban hành nhưng nhiều người vẫn cố chấp, bảo thủ làm trái với điều luật. Dường như, Quốc hội cứ việc ban hành văn bản hành chính, còn việc nghe hay không thì lại tùy thuộc vào ý thức nhận biết của mỗi người dân.
Đất nước ta vẫn còn mang nhiều sự bất bình đẳng giới, điều đó khiến vấn nạn trên đã xấu lại càng xấu. Người phụ nữ bị kìm hãm trước sự “thống trị” của đấng mày râu, nhiều người có thể vì một vài chuyện nhỏ mà bị chồng đánh đập, chửi bới, xúc phạm nặng nề - điều mà người đàn ông nghĩ rằng đang “dạy dỗ” vợ mình. Tuy nhiên, càng khiến điều này nghiêm trọng cũng là một phần trách nhiệm của người phụ nữ, họ không dám đứng lên nói ra bất bình, còn ái ngại vì phải
“vạch áo cho người xem lưng”. Những điều trên đã khiến các cơ quan chức năng vô cùng khó khăn trong giải quyết. Theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, trung bình một năm trên cả nước có tới 8.000 vụ ly hôn mà nguyên nhân do bạo lực gia đình. Cũng theo số liệu thống kê của bệnh viện, các trung tâm, phòng cấp cứu lớn của cả nước, có hơn 27% phụ nữ bị ngược đãi nhập viện, hơn 10% điều trị y khoa nghiêm trọng hằng năm cũng do nguyên nhân này. Chuyện bạo hành thì năm nào cũng có, tuy vậy, đó là về thể xác và tinh thần, nó còn để lại nhiều sự tình bi lụy, đau thương khác. Đặc biệt, “hệ quả” xót lòng nhất chính là trẻ em – nạn nhân thứ hai của việc bạo lực gia đình. Nó như một cái lồng sắt khóa lấy con người ta.
Dù vậy, cũng thật may mắn khi giữa xã hội đầy rẫy những màn tra tấn kia thì vẫn có người đứng lên phê phán, can ngăn. Những cá nhân, tập thể đó như ngọn đuốc tỏa ra ánh hào quang cho người đang bị gò bó trong cái “lồng sắt” bạo hành. Họ sống khắp mọi miền Tổ quốc, có người đã được tôn vinh có người lại chưa, nhưng tuy là thế họ vẫn dốc sức vào công việc của mình – phòng, chống bạo lực gia đình.
Mong sao xã hội sẽ để tâm nhiều hơn về những cá nhân và tập thể như thế này, họ chính là những con người đẹp với nghĩa cử cao cả đầy tính nhân văn.
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://thptnghen.edu.vn là vi phạm bản quyền
Ý kiến bạn đọc