Rss Feed Đăng nhập

Người phụ nữ-hình tượng đẹp trong văn học và cuộc sống

Đăng lúc: Thứ bảy - 08/10/2016 15:30 - Người đăng bài viết: nguvan
Có ai đó nói rằng: “Người phụ nữ là một nửa thế giới”. Quả thật, họ đã đi vào những trang viết chảy suốt trong văn học từ trước đến nay, và họ cũng là những hình ảnh tuyệt vời trong cuộc sống, để rồi không chỉ làm nên một nửa, mà là trọn vẹn tấm hình trong sâu thẳm tâm hồn mọi người hôm nay và cả mai sau.
    Cả nước Việt chìm trong những ràng buộc, lễ giáo khắc nghiệt tối tăm. Và vô hình chung, số phận của người phụ nữ cũng không thể nào vượt ra khỏi ranh giới của hoàn cảnh xã hội. Trong thơ ca, họ hiện lên là những kiếp người nhỏ nhoi, bất hạnh. Một nàng Kiều tài sắc vẹn toàn mà cuộc đời lênh đênh trong suốt 15 năm lưu lạc; một Hồ Xuân Hương khát khao hạnh phúc mãnh liệt mà trọn đời ngao ngán bởi phận “làm lẽ”, “kiếp chồng chung”… Rồi trên thi đàn Việt Nam lúc ấy, còn biết bao người phụ nữ cũng cùng một số phận như vậy khiến Nguyễn Du - đại thi hào dân tộc phải đau đớn mà thốt lên: “Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”. Hai câu thơ cất lên trong hoàn cảnh mà con người bị cương tỏa bởi “vòng kim cô” của lễ giáo phong kiến, của những “tam tòng tứ đức”… Người phụ nữ càng đẹp, càng tài, càng lắm bất hạnh, khổ đau. Nguyên nhân vì đâu thì vào cái thời đại ấy chưa có câu trả lời. Và do đó mà câu thơ của Nguyễn Du chính là khúc “bạc mệnh” tấu lên cho mọi “kiếp hồng nhan”.
    Hơn một trăm năm sau, hình ảnh người phụ nữ trong văn học dưới ngòi bút của các nhà thơ có cách nhìn nhận khác. Không còn thấy những tiếng than thân trách phận; những lời thở than đau buồn…, người phụ nữ Việt Nam trong văn học hiện đại Việt Nam 1930 - 1945 trở về với nét đẹp giản dị đời thường và với những công việc thường nhật. Hình ảnh người phụ nữ trong thơ ca giai đoạn này không hẳn là đề tài chính, nhưng ít nhiều cũng thấy thấp thoáng trong thơ của một số nhà thơ trong phong trào Thơ mới. Chẳng còn là tiếng kêu thổn thức, cũng chẳng thấy tiếng khóc nấc lòng… người phụ nữ Việt Nam hiện lên với vẻ đẹp giản dị của cuộc sống, với lo toan đời thường. Hẳn trong mỗi chúng ta, không ai quên được hình ảnh người mẹ với “Nét cười đen nhánh sau tay áo/ Trong ánh trưa hè trước giậu thưa” trong thơ Lưu Trọng Lư, càng không thể quên được nét đằm thắm, dịu dàng của người mẹ “khuyên vành áo thắm, áo the nâu” trong “Đường về quê mẹ” - Đoàn Văn Cừ. Và tiêu biểu hơn cả, chúng ta thấy hình ảnh người mẹ thôn quê được hiện lên rất chân thực trong thơ Nguyễn Bính với nét đẹp của người mẹ Việt Nam truyền thống tảo tần, đảm đang, giàu lòng yêu thương và đức hi sinh.
   Trong không khí của cuộc cách mạng sục sôi và dưới ánh sáng của lý tưởng mới, hơn bao giờ hết hình ảnh người phụ nữ hiện lên với vẻ đẹp mới - vẻ đẹp của những con người đã được giải phóng, được tháo ra khỏi vòng cương tỏa của lễ giáo phong kiến, để hòa mình vào công cuộc chung của đất nước. Đó là những cô thanh niên xung phong trên tuyến lửa Trường Sơn “Em đứng bên đường như quê hương/ Vai áo bạc quàng súng trường” (Lá đỏ - Nguyễn Đình Thi) hoặc có thể là những cô gái Nam Bộ “dịu dàng như những nàng tiên”, là những “cô du kích, giao liên” của chốn quê hương gian khổ mà anh dũng trong “Trở về quê nội” - Lê Anh Xuân… Tất cả đều hiện lên đẹp đẽ bởi mang trong mình hồn thiêng của sông nước.
   Sau cuộc chiến tranh, đất nước hòa bình trở lại, người hụ nữ đã khác nhiều về tâm tư, tình cảm và cả những khát vọng yêu thương. Nếu coi “thơ ca là tiếng nói của tâm hồn” thì hơn bao giờ hết thời đại tự do đã cho phép người phụ nữ nói rõ những cung bậc của lòng mình. Họ hiện lên trong thơ như con người giữa đời thường tâm sự với ta về cuộc đời, tình yêu về sự sống. Và đặc biệt, chưa bao giờ ta thấy nhu cầu hạnh phúc, nhu cầu tự do đến tột độ như tình yêu lại hiện lên rõ nét như trong thời kỳ này khi đến với thơ của Phan Huyền Thư hay Vi Thùy Linh… Nếu xưa kia, Hồ Xuân Hương đã từng tung hê, nhạo báng tất cả… mà rốt cục, vẫn không khỏi ngao ngán, ngậm ngùi vì muốn vùng vẫy, muốn bứt phá mà không được; thì ngày hôm nay, người phụ nữ có quyền được sống đúng với xúc cảm và bản năng yêu đương của mình. Địa hạt tự do ấy đã cho phép Vi Thùy Linh viết lên những câu thơ kiểu như: “Trong dữ dội em khát khao bình yên/ Em muốn ngủ trong anh như rễ cây trong đất/ Em trổ nhịp mong từ căn phòng trống/ Hằn nơi em, cả mảng trời bầm tím/ Em ép mình trong tiếng khóc khô”. Quả là một hơi thở khoáng đạt và một tấc lòng cháy bỏng xiết bao!.
    Sẽ như thế nào nếu một ngày, toàn bộ phụ nữ trên thế giới sẽ này biến mất và sự vận động của xã hội chỉ toàn nam giới. Thật là một xã hội không tưởng.
        Nếu nam giới là những trụ cột chính trong gia đình thì phụ nữ chính là người chăm sóc và giáo dục con cái chủ yếu. Từ khi cất những tiếng khóc oe oe chào đời đến khi trưởng thành, người phụ nữ luôn luôn có một vai trò rất quan trọng, là nền tảng của sự phát triển của loài người. Hơn ai hết, tạo hóa đã ban cho họ một thiên chức rất cao quý là người vợ, người mẹ trong gia đình. Họ tạo ra con người để duy trì và phát triển của xã hội. Nếu mẹ Âu Cơ là đấng sinh thành tạo ra loài người (Lạc Long Quân và Âu Cơ), thì chính người phụ nữ lại có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự và phát triển của xã hội loài người. Người phụ nữ đóng vai trò là người sắp xếp, tổ chức cuộc sống gia đình. Ngày nay, mặc dù có nhiều phụ nữ tham gia vào các công việc của xã hội và thành công không kém nam giới, nhưng nhìn chung công việc nội trợ, quản lý gia đình vẫn còn là mảng công việc chủ yếu do phụ nữ đảm trách. Phụ nữ là người tay cầm chìa khóa, quyết định chi tiêu mọi việc trong gia đình, từ đi chợ, nấu ăn, giặt giũ đến quét dọn, bày trí, sắp xếp, mua sắm. Mặc khác, người phụ nữ còn góp phần hỗ trợ chồng thành đạt trong cuộc sống. Trong công việc, có những lúc người chồng thất bại, giảm sút ý chí và tinh thần, thì người vợ  ngoài việc chu tất công việc gia đình, phải thật sự thông cảm, khéo léo động viên chồng và tạo mọi điều kiện để người chồng lấy lại niềm tin, thêm nghị lực mà vượt qua sóng gió không lúc nào không tồn tại trong cuộc sống.
   Vai trò của phụ nữ trong gia đình là không thể phủ nhận. Cùng với nam giới, họ là những hạt nhân chính trong gia đình để tạo ra một gia đình thuận hòa, hạnh phúc. Bên cạnh đó, trong đời sống xã hội, phụ nữ cũng có một vai trò không kém phần quan trọng. Ngoài những công việc nhà, nuôi dạy, chăm sóc con cái, chồng con, phụ nữ còn tham gia vào các cuộc họp, ngày lễ, phong trào hoạt động văn hóa cũng như các hội nghề nghiệp. Phụ nữ luôn thể hiện mình trong các mối quan hệ xã hội tốt đẹp với xóm giềng, thân tộc, bạn bè, cơ quan, đoàn thể.... Tất cả nhằm góp phần làm cho mối quan hệ giữa các gia đình thêm thuận hòa, gắn bó và chan hòa. Trong thời đại mới như hiện nay, người phụ nữ ngoài việc thực hiện trọn thiên chức, vai trò, nhiệm của mình, còn không ngừng học hỏi, rèn luyện để trở thành người có văn hoá, hoàn thiện về tri thức, có kỹ năng sống và khả năng biết tính toán, dự liệu, thông minh, linh hoạt, có sức khoẻ tốt để tiếp cận, nắm bắt kịp thời kiến thức khoa học để phục vụ công tác. Nhiều phụ nữ tham gia các hoạt xã hội hơn cả nam giới và họ đã mạnh dạn ứng cử, xung phong làm những công việc mà từ trước đến nay chỉ dành cho nam giới. Họ đã thật sự thoát khỏi những định kiến, lễ giáo cổ hủ, hà khắc để vươn lên sống tốt hơn và có nhiều đóng góp hơn cho gia đình và xã hội. Phải nói rằng, khi xã hội có bình đẳng giới, nhận thức và vai trò của phụ nữ đã thay đổi hoàn toàn. Họ không ngừng nghiên cứu, trau dồi khả năng và không ít người trong số họ đã đạt đến những địa vị rất cao trong mọi lĩnh vực.
    Nói tóm lại, người phụ nữ là hương hoa của cuộc đời, là cảm hứng bất tận của văn học.  Họ là cở sở cho một cuộc sống bền vững và hạnh phúc. Với những đóng góp và sự dâng hiến của mình, vai trò của người phụ nữ có một ý nghĩa thiết yếu và dĩ nhiên không ai có thể thay thế được họ. Bởi họ là những vẻ đẹp của cuộc sống, là tinh thần của nhân loại.
    
Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Thu Hiên
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

VĂN BẢN MỚI

Số: Số 19/KH-CĐCS
Tên: (KẾ HOẠCH Tổ chức Tết Trung thu năm 2023)

Ngày BH: (22/09/2023)

Số: Quyết định phê duyệt danh mục Sách lớp 11 năm học 2022 - 2023 của trường THPT Nghèn
Tên: (danh mục Sách lớp 11 năm học 2022 - 2023)

Ngày BH: (19/06/2023)

Số: 1330/QĐ-UBND
Tên: (Phê duyệt sách giáo khoa lớp 4, lớp 8, lớp 11 và sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 10)

Ngày BH: (09/06/2023)

Số: 42/TB-SGDĐT
Tên: (Về việc thăm dò dư luận đối với các cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú" lần thứ 16 - Năm 2023)

Ngày BH: (09/01/2023)

Số: Số: 98/QĐ-THPTN
Tên: (Quy định học trực tuyến)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: Số: 97/KH-THPTN
Tên: (Kế hoạch dạy học trực tuyến - THPT Nghèn)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: SNV-CCVC
Tên: (V/v hướng dẫn một số nội dung về lấy ý kiến nhận xét, đánh giá để thực hiện việc khắc phục sai phạm trong công tác tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức theo Kết luận số 71-KL/TW của Ban Bí thư)

Ngày BH: (21/12/2020)

Số: 3313/BGDĐT-GDĐH
Tên: (Điều chỉnh lịch triển khai công tác tuyển sinh)

Ngày BH: (28/08/2020)

Số: 61 /KH-THPTN
Tên: (Thực hiện công văn chỉ đạo Số: 611/SGDĐT-GDPT, ngày 16/4/2020 và các công văn hướng dẫn của Sở về việc dạy học qua Internet trong thời gian qua, Trường THPT nghèn xây dựng quy định về việc dạy học qua Internet trong thời gian tới như sau:)

Ngày BH: (18/04/2020)

Số: Số: 239-KH/TWĐTN-TNTH
Tên: (KẾ HOẠCH Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc “Tự hào Việt Nam” lần thứ III, năm học 2019 - 2020)

Ngày BH: (18/10/2019)

Danh mục

Thư viện hình ảnh

  Hoạt động

-1 photos | 4214 view

  Giải trí

1 photos | 3917 view

  Kỷ yếu

0 photos | 2487 view

Thống kê

  • Đang truy cập: 12
  • Khách viếng thăm: 8
  • Máy chủ tìm kiếm: 4
  • Hôm nay: 1278
  • Tháng hiện tại: 1278
  • Tổng lượt truy cập: 8133149

Hỗ trợ online

Võ Đức Ân
0964867606