Rss Feed Đăng nhập

Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Đăng lúc: Thứ hai - 12/10/2015 09:09
 
                  VAI TRÒ CỦA  PHỤ NỮ VIỆT NAM
TRONG SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
 
             Lịch Sử dân tộc Việt Nam đã ghi nhận và khẳng định vai trò tích cực và những đóng góp to lớn, cũng như khả năng cách mạng lớn lao của Phụ nữ Việtnam trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
             Từ thời đại Hùng Vương cho đến thời đại Hồ Chí Minh, do đặc điểm của dân tộc Việt nam luôn phải đương đầu với họa ngoại xâm , nên dân tộc ta đã phải giành đến một phần ba thời gian cho 24 cuộc chiến tranh ái quốc với quy mô cả nước, và hàng trăm cuộc khởi nghĩa để giành độc lập dân tộc . Từ trong thực tiển ấy người Phụ nữ Việt nam đã nêu cao ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với đất nước, họ đã đóng góp tài năng, trí tuệ của mình trong tất cả các lĩnh vực : Kinh tế ,chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục, tư tưởng, trong đó đánh giặc giữ nước nổi lên như một điểm sáng. Do hoàn cảnh thực tiển đó của dân tộc mà truyền thống “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” đã dược hình thành từ rất sớm và cũng rất tự nhiên, và đây là một hiện tượng độc đáo nhất của phụ nữ Việt nam .
             Qua những chặng đường vô cùng oanh liệt dựng nước và giữ nước của dân tộc, người Phụ nữ việt nam đã tỏ rỏ truyền thống “Thông minh, sáng tạo, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm”, Những phẩm chất đạo đức tốt đẹp ấy luôn được hun đúc và không ngừng tõa sáng
      Có một Nhà thơ đã viết :
                                   Trên đất nước nghìn năm chảy máu
                                 Nghìn năm người con gái vẫn cầm gươm”

 Biết bao thế hệ người phụ nữ Việt nam đã trở thành chiến sỹ trong những lần vận nước gặp nguy nan
              Và hình tượng người Phụ nữ Việt nam trong lịch sử dân tộc, họ chính là những người :
                          -         Lao động thông minh, cần cù
                          -         Là trụ cột gia đình nuôi già dạy trẻ
                          -         Là người nghệ sỹ tài hoa, sáng tạo và bảo vệ văn hóa
                          -         Là người chiến sỹ giữ nước kiên cường bất khuất
 
              Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt nam, bên cạnh các Nữ vương, Nữ tướng trực tiếp cầm binh ra trận như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Bà Lê Chân, Bùi Thị Xuân, Nguyễn Thị Định…còn biết bao người Phụ nữ khác như Thái Hậu Dương Vân Nga, Nguyên phi Ỷ Lan, Công chúa An Tư hay những người nữ anh hùng khác như chị Võ Thị Sáu, Trần Thị Lý, Nguyễn Thị Bình, La Thị Tám, Tập thể 10 Cô gái Ngã Ba Đồng Lộc, cùng biết bao người Mẹ Việt Nam anh hùng đã nén đau thương, gạt nước mắt tiển chồng, tiển con ra đi vì nghĩa lớn, tiêu biểu như Mẹ Thứ…và hàng vạn, hàng triệu người Phụ nữ Việt nam hoặc hữu danh, hoặc vô danh khác đã âm thầm cống hiến, hi sinh                                              1
 
cho sự nghiệp giải phóng dân tộc . Đặc biệt chúng ta không thể không nhắc đến Bà Hoàng Thị Loan- Người mẹ làng sen đã sinh thành và nuôi dưỡng và hiến dâng cho đời, cho dân tộc Việt nam người con quang vinh, người anh hùng dân tộc,vị lãnh tụ thiên tài kính yêu- Hồ Chí Minh .
             Thế hệ sau tiếp bước thế hệ trước, những người Phụ nữ Việt nam luôn giữ gìn và phát huy truyền thống quý báu của mình, không ngừng đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
        Có một nhà nghiên cứu đã nói về những người phụ nữ Việt nam “Đó là những con người yêu nước rộng lớn và một tinh thần lo toan rất tích cực đến việc chung. Đó là con người sẵn sàng chiụ đựng với một sức bền kì diệu những gay go gian khổ, những hi sinh to lớn nhất. Đó là những con người bất khuất không sức mạnh thống trị nào có thể đè bẹp nổi, những con người hết mực kiên cường không sức mạnh xâm lược nào có thể bẻ gãy được- Đấy là những chiến sỹ dũng cảm. Đấy là sự bình dị là lòng nhân ái, là ân tình và yêu thương đằm thắm” biết bao.
              Trong sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước, người phụ nữ Việt nam giữ một vai trò trọng yếu, chính vì thế ngày 20/10/1930 Đảng Cộng Sản Đông Dương đã quyết định thành lập Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam, Từ đó ngày 20-10 hàng năm trở thành ngày Phụ nữ Việt nam, đó là sự ghi nhận, củng như là
sự tôn vinh của đất nước đối với Phụ nữ Việt nam
              Ngoài những đức tính quý báu của người phụ nữ việt nam xưa “Công-Dung- Ngôn- Hạnh” , Chủ Tịch Hồ Chí Minh còn phong tặng cho Phụ nữ Việt nam Tám chữ vàng danh dự:
                        “Anh hùng- Bất khuất- Trung hậu- Đảm đang
               Dù trong hoàn cảnh lịch sử nào những người phụ nữ Việt nam cũng luôn vừa là hậu phương vừa là tiền tuyến vững chắc không ngừng cống hiến và đóng góp tài năng và trí tuệ của mình cho dân tộc.
             Trong giai đoạn Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa hiện nay người phụ nữ Việt nam tiếp tục phát huy những truyền thống vẻ vang của phụ nữ dân tộc, đồng thời không ngừng trau dồi phẩm chất đạo đức, học tập và rèn luyện. 4 phẩm chất hiện nay của người phụ nữ Việt nam cần phải có đó là:
                          “ Tự tin – Tự trọng – Trung hậu – Đảm đang
              Lòng dũng cảm, sự hi sinh, phẩm chất anh hùng, ý chí bất khuất của những người phụ nữ Việt nam đã khơi nguồn cảm hứng cho các Nhạc sỹ, các Nhà thơ viết nên những sáng tác có giá trị xuyên suốt thời gian, những vần thơ,câu hát ấy không chỉ là tiếng lòng tri ân, mà còn là niềm tự hào, sự cảm phục sâu sắc của họ đối với những người phụ nữ Việt nam, nó còn góp phần vào việc giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ.  Nhiều câu ca, lời ru, câu nói trong dân gian cũng ca ngợi phẩm chất anh hùng, bất khuất của phụ nữ Việt Nam.
 
                                   “Muốn coi lên núi mà coi
                          Có Bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng
   Hay: 
                                                        
    
                                   “ Ai về Bình Định mà coi
                            Đàn bà cũng biết cầm roi đi quyền”
 
        Nhà thơ Tố Hữu đã sáng tác Bài thơ: NGƯỜI CON GÁI VIỆT NAM  Ca ngợi về chị Trần Thị Lý- một người con gái gan dạ anh hùng, bị giặc bắt và tra tấn cực hình nhưng chị vẫn một lòng trung với Đảng ; Ông đã viết nên  những câu thơ đầy xúc động, mỗi lời thơ là mỗi lời ngợi ca vẽ đẹp tâm hồn và ý chí sắt đá của người phụ nữ Việt nam anh hùng:
 
                           “Em là ai cô gái hay nàng tiên
                             Em có tuổi hay không có tuổi
                           Mái tóc em đây hay là mây là suối
                     Ánh mắt em nhìn hay chớp lữa đêm đông
                              Thịt da em hay là sắt là đồng
                                    …………………….
                                                                    Tĩnh lại em ơi qua rồi cơn ác mộng
                                                                    Em đã sống lại rồi, em đã sống
                                                                     Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lữa nung
                                                                    Không giết được em người con gái anh hùng
                                                                                                              ……………………
                                                                        
         Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn xúc động trước sự gan dạ phi thường  và sự hi sinh cao cả của Chị Võ Thị Sáu – Người nữ anh hùng- Chiến sỹ  Công an nhân dân vùng đất đỏ Bà  Rịa Vũng Tàu và nhà thơ đã không cầm nổi lòng  mình và đã sáng tác nên  bài thơ để ca ngợi chị :
              
 
                            TRUYỀN THUYẾT TRÊN ĐẢO CÔN SƠN
 
                                      “Người con gái trẻ măng
                                         Giặc đem ra bãi bắn  
                                         Đi giữa hai hàng lính
 
                                        Vẫn ung dung mỉm cười
                                          Ngắt một đóa hoa tươi
                                            Chị cài lên mái tóc
                                        Ngay trong phút hi sinh   
                                                        ***
                                         Bây giờ dưới gốc dương
                                         Chị nằm nghe biển hát
                                         Đó là câu chuyện thực
                                         Về người nữ anh hùng .            
                                                        ***
                                                      
                                                   
        Và cũng viết về Chị Võ Thị Sáu Nhạc sỹ Nguyễn Đức Toàn đã sáng tác bài hát “BIẾT ƠN CHỊ VÕ THỊ SÁU” để tỏ lòng tri ân sâu sắc đối với Chị
                                        “Mùa hoa Lê-ki-ma nở
                                          Ở quê tôi miền đất đỏ
                                Thôn xóm vẫn nhắc tên người anh hùnb
                                   Đã chết cho mùa hoa Lê-ki-ma nở
                                       Đời sau vẫn con nhắc nhở
                                     Sông núi nhắc tên người anh hùng
                                            Đã chết cho đời sau…”
 
        Nhà thơ Tố Hữu còn sáng tác bài thơ nói về Mẹ Suốt – Một Nữ anh hùng lao động trong chiến tranh, Mẹ đã chở hàng nghìn chuyến đò đưa bộ đội, thương binh, đạn dược qua con sông Nhật Lệ trong những năm chiến tranh ác liệt:
                                     “ Một tay lái chiếc đò ngang
                                  Bến sông Nhật lệ quên say đêm ngày
                                        Sợ chi sóng gió tàu bay
                             Tây kia mình đã thắng, Mỹ này ta chẳng thua
                                        Kể chi tuổi tác già  nua
                                Chống chèo xin cứ thi đua đến cùng
                                       Ngẩng đầu mái tóc mẹ rung
                                 Gió lay như sóng biển tung trắng trời…
                                         Gan chi gan rứa mẹ nờ ?
                                Mẹ rằng : Cứu nước mình chờ chi ai …”
   
          Còn Nhạc Sỹ Nguyễn Văn Tý Đã Khâm phục trước tinh thần cách mạng, yêunước nồng nàn của Nữ anh hùng Nguyễn Thị Định và Đội quân tóc dài năm xưa trong phong trào “Đồng khởi” và Ông đã sáng tác bài hát :
 
                                      DÁNG ĐỨNG BẾN TRE                 
 
                          “ Ai đứng như bóng dừa tóc dài bay trong gió
                             Có phải người còn đó là con gái của Bến tre
                                              ( Con gái của Bến Tre)
                        Năm xưa đi trong đạn lữa, đi như nước lũ tràn về
                                Ơi những con người làm nên Đồng khởi                                                              
                                Ơi những cây dừa để lại cho ta bóng quê
                             Ơi tóc ai dài để lại cho ta dáng đứng Bến Tre…”
 
      Nhạc sỹ Doãn Nho Đã viết nên những ca từ thật sâu lắng và đầy cảm phục trước hành động kiên cường của anh hùng La Thị Tám, người đã cắm tiêu đánh dấu hàng ngàn quả bom cho lực lượng Công binh phá nổ trên vùng trời Ngã Ba Đồng Lộc năm xưa, và Bài hát NGƯỜI CON GÁI SÔNG LA đã được ra đời từ cảm xúc ấy:                                         4
 
                                      “ Trời mô xanh bằng trời Can Lộc
                                Nước mô trong bằng dòng nước Sông La
                                                Ai về Hà Tĩnh quê ta
                     Nhớ chăng đôi mắt người con gái Sông La kiên cường…”
 
       Mười cô gái Ngã Ba Đồng Lộc Và Sự hi sinh của các cô khi tuổi đời còn mười tám đôi mươi, các cô không chỉ hóa thân vào sông núi mà còn là hiện thân sáng ngời của Chủ nghĩa anh hùng cách mạng, Mười cô gái một cuộc đời - Mười bông hoa bất tử.
 
       Nhạc sỹ Dương Toàn Thiện với bài hát ĐỒNG LỘC ĐẸP MÃI TÊN EM đã như một lời nhắn nhủ đối với thế hệ trẻ hôm nay hãy tự hào về truyền thống quê hương cách mạng:
                                 “Bổng thấy nôn nao giữa trời Đồng Lộc
                                         Như có giọng hò ví dặm vút cao
                                       Bổng thấy lao xao hàng cây rì rào
                                      Tiếng cười con gái của em năm nào
                        Ngàn năm sau vẫn nhớm]ời cô gái lứa tuổi đôi mươi
                                       Em quên thân mình cho xe nối tuyến
                                  Pháo đạn mưa bom lòng không nao núng
                        Cả quê hương đất mẹ yêu thương, đất mẹ ngoan cường
                                      Đêm em san đường mở lối vượt lên                                                   
                                        Cho ngã ba này trở thành tên em
                               ĐồngLộc yêu thương, ĐồngLộc chiến thắng
                                         Ai đến Sông La nhớ về Đồng Lộc
                                        Nơi có loài hoa bất tử ngát hương
                                       Trinh nữ xinh tươi từ trong lữa đạn
                                      Tâm hồn cô gái Việt nam anh hùng…”
 
       Còn rất nhiều những bài thơ, bài hát ca ngợi về những người phụ nữ Việt nam. Bằng những lời ca câu hất hát ấy chúng ta có thể biết hơn, hiểu hơn về những đóng góp, những công lao to lớn của Phụ nữ Việt nam trong sự nghiệp xây dụng và bảo vệ tổ quốc ./.
 
                                                                         Ngày 8/10/2015                
 
Tác giả bài viết: Lê Thị Thanh Nga
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

VĂN BẢN MỚI

Số: Số 19/KH-CĐCS
Tên: (KẾ HOẠCH Tổ chức Tết Trung thu năm 2023)

Ngày BH: (21/09/2023)

Số: Quyết định phê duyệt danh mục Sách lớp 11 năm học 2022 - 2023 của trường THPT Nghèn
Tên: (danh mục Sách lớp 11 năm học 2022 - 2023)

Ngày BH: (18/06/2023)

Số: 1330/QĐ-UBND
Tên: (Phê duyệt sách giáo khoa lớp 4, lớp 8, lớp 11 và sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 10)

Ngày BH: (08/06/2023)

Số: 42/TB-SGDĐT
Tên: (Về việc thăm dò dư luận đối với các cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú" lần thứ 16 - Năm 2023)

Ngày BH: (08/01/2023)

Số: Số: 98/QĐ-THPTN
Tên: (Quy định học trực tuyến)

Ngày BH: (03/09/2021)

Số: Số: 97/KH-THPTN
Tên: (Kế hoạch dạy học trực tuyến - THPT Nghèn)

Ngày BH: (03/09/2021)

Số: SNV-CCVC
Tên: (V/v hướng dẫn một số nội dung về lấy ý kiến nhận xét, đánh giá để thực hiện việc khắc phục sai phạm trong công tác tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức theo Kết luận số 71-KL/TW của Ban Bí thư)

Ngày BH: (20/12/2020)

Số: 3313/BGDĐT-GDĐH
Tên: (Điều chỉnh lịch triển khai công tác tuyển sinh)

Ngày BH: (27/08/2020)

Số: 61 /KH-THPTN
Tên: (Thực hiện công văn chỉ đạo Số: 611/SGDĐT-GDPT, ngày 16/4/2020 và các công văn hướng dẫn của Sở về việc dạy học qua Internet trong thời gian qua, Trường THPT nghèn xây dựng quy định về việc dạy học qua Internet trong thời gian tới như sau:)

Ngày BH: (17/04/2020)

Số: Số: 239-KH/TWĐTN-TNTH
Tên: (KẾ HOẠCH Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc “Tự hào Việt Nam” lần thứ III, năm học 2019 - 2020)

Ngày BH: (17/10/2019)

Danh mục

Thư viện hình ảnh

  Hoạt động

-1 photos | 4221 view

  Giải trí

1 photos | 3921 view

  Kỷ yếu

0 photos | 2492 view

Thống kê

  • Đang truy cập: 31
  • Khách viếng thăm: 28
  • Máy chủ tìm kiếm: 3
  • Hôm nay: 3851
  • Tháng hiện tại: 14625
  • Tổng lượt truy cập: 8146496

Hỗ trợ online

Võ Đức Ân
0964867606