Rss Feed Đăng nhập

Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ qua hình tượng cái tôi trữ tình của thơ Xuân Quỳnh

Đăng lúc: Thứ ba - 28/02/2017 21:12 - Người đăng bài viết: nguvan
“Thơ Xuân Quỳnh in đậm dấu ấn của tiểu sử”. Bà đã tự ca hát về cuộc đời của mình. Thế nên hình tượng cái tôi trữ tình trong thơ bà phản chiếu vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ luôn khao khát tình yêu, hạnh phúc; luôn lo âu trước cuộc đời và mặc cảm về thân phận mình:
1.     Khát vọng hạnh phúc tình yêu
Xuân Quỳnh mong muốn, khao khát tìm một tâm hồn đồng cảm để đáp ứng được tình yêu mãnh liệt, vô bờ của trái tim mình:
Thuyền đi hoài không mỏi
Biển vẫn xa, còn xa
(Thuyền và biển)
Thuyền Xuân Quỳnh vẫn mãnh liệt đi tìm mà biển vẫn xa, còn xa. Để rồi khi không gặp được nhau thì đau đớn tột cùng: “chỉ còn bão tố”
 Xuân Quỳnh chủ động giãi bày tình yêu trong sáng, đắm say, chung thủy:
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
(Sóng)
Cũng như những con sóng, tình yêu của Xuân Quỳnh cũng vô hồi, vô hạn. Nỗi nhớ trải dài miên man, sâu lắng trong cả ngày và đêm, cả trong ý thức và vô thức của tâm hồn người phụ nữ đang yêu. Người phụ nữ ấy lúc nào cũng tin vào đích đến của tình yêu: “dẫu muôn vàn cách trở” nhưng sẽ có ngày đến bờ hạnh phúc.
Xuân Quỳnh đặc biệt tôn thờ tình yêu. Với bà, tình yêu là lẽ sống. Từ tập thổi biếc cho đến sau này, tình yêu luôn trẻ trung sôi nổi. Và trái tim yêu giàu tính nữ Xuân Quỳnh vẫn sôi nổi, dạt dào trước biến đổi của cuộc đời, của thời gian.
Trong tình yêu Xuân Quỳnh là một người nồng nhiệt, mê say:
Anh là vĩ đại
Em chỉ là hạt muối
( Anh là vĩ đại)
Xuân Quỳnh hoàn toàn tin tưởng vào tình yêu:
Trái tim ta như nắng thủa ban đầu
Thưa chút gợn một lần cay đắng
 (Hoa cúc xanh)
Hình ảnh “bàn tay” trở đi trở lại trong thơ Xuân Quỳnh là biểu tượng cho sự chở che. (…)
Với Xuân Quỳnh, người chồng là thần tượng, là chỗ dựa. Nhưng Xuân Quỳnh cũng mong muốn được chở che, được vun đắp, được nâng đỡ, săn sóc cho chồng:
Em vẫn cứ thương về ngày trước
Người em yêu thủa trước có em đâu
(Thương về ngày trước)
Sao không cài khuy áo lại đi anh
Trời lạnh đấy hôm nay trời trở rét
(Trời trở rét)
Anh không ngủ được ư anh?
Để em mở quạt, quấn mành lên cho
(Hát ru chồng những đêm khó ngủ)
Trong trái tim Xuân Quỳnh, những đứa con thơ là tình yêu của tổ ấm. Xuân Quỳnh đã nâng bản năng làm mẹ lên thành nghệ thuật làm mẹ. Người mẹ ấy thương con trong cả giấc mơ:
Nếu giấc mơ là ngôi nhà cửa mở
Mẹ sẽ vào che chở cho con
( Dải đất thuộc về tôi )
2.     Nỗi lo âu
Sự ám ảnh về thời gian dẫn Xuân Quỳnh đến tâm trạng lo âu trước dòng đời bất định. Ngay cả trong trạng thái hạnh phúc của tâm hồn người phụ nữ đang yêu:
Tình ta như hàng cây
Đã qua mùa bão gió
Tình ta như dòng sông
Đã yên ngày thác lũ
(Thơ tình cuối mùa thu)
Bên cạnh khát vọng tình yêu lí tưởng là khát vọng về tình yêu, hạnh phúc đời thường. Xuân Quỳnh luôn nỗ lực cụ thể hóa cuộc sống đời thường. Lúc nào trong thơ bà cũng hiện lên lên một người yêu nồng nàn, một người vợ tảo tần, thủy chung, một người mẹ luôn chở che, yêu thương con.
Người phụ nữ trong thơ Xuân Quỳnh luôn khao khát được gắn bó, được chở che, được nương tựa giữa cuộc đời đầy bất trắc:
Đường tít tắp không gian như bể
Anh chờ em cho em vịn bàn tay
(Bàn tay em)
Khao khát một tình yêu vô biên tuyệt đích, Xuân Quỳnh cũng khát khao một sự gắn kết vĩnh hằng: hạnh phúc lứa đôi phải đồng nghĩa với hạnh phúc gia đình, tình yêu phải gắn kết thành tổ ấm:
Bàn tay em gia tài bé nhỏ
Em trao anh cùng với cuộc đời em
(Bàn tay em)
Thấy cuộc đời còn ở phía trước, vậy mà vẫn cứ hiện ra một thoáng lo âu về cái hữu hạn của đời người mà cũng là của tình yêu:
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
(Sóng)
Sau này, khi đã qua nhiều năm tháng đầy biến động của cuộc đời, đã nếm trải nhiều ngọt ngào và cay đắng của hạnh phúc thì ở Xuân Quỳnh, nỗi lo âu về sự mong manh, bất định của tình yêu đã trở thành một ám ảnh nhiều xót xa:
Lời yêu mỏng manh như màu khói
Ai biết tình anh có đổi thay?
(Hoa cỏ may)
Em lo âu trước xa tắp đời mình
Trái tim đập những điều không thể nói
(Tự hát)
3.     Mặc cảm về thân phận
Xuất phát từ bản thân con người Xuân Quỳnh mẫn cảm, dễ tủi thân, hay nghĩ ngợi; từ cuộc đời nhiều cay đắng bất hạnh nhất là tuổi thơ. Người phụ nữ này nhiều khao khát song cũng lắm khát khao không trở thành hiện thực
Xuân Quỳnh thấm thía về nỗi cô đơn phiêu bạt:
Tôi đã qua bao thác ghềnh đá núi
Qua thời gian- tóc thoáng sợi màu mưa
(Hoa tường vi)
Người phụ nữ ấy cũng mặc cảm về sự nghèo khó của mình khi lấy chồng:
Gia tài em chỉ có bàn tay
Em trao tặng cho anh từ ngày ấy
(Bàn tay em)
Xuân Quỳnh nghĩ mình “phận mỏng cánh chuồn” giữa cuộc đời:
Chuồn chuồn ơi báo làm chi bão tới
Trời bão lên rồi, mày ở đâu?
(Chuồn chuồn báo bão)
Thi sĩ thoảng thốt, âu lo về sự mong manh:
Đốt lòng em câu hỏi
Yêu em nhiều không anh
(Mùa hoa roi)
Mà em người đời thường
Biết rằng anh có ở
(Anh)
Xuân Quỳnh tự thú nhận nỗi đau buồn:
Tôi đã đi đến tận cùng xứ sở
Đến tận cùng đau đớn, đến tình yêu
(Thơ tình cho bạn trẻ)
Thấp thoáng trong thơ Xuân Quỳnh là hình bóng người phụ nữ đứng sau cánh cửa chờ chồng, chờ người yêu trở về:
Thời gian trôi sau cánh cửa một mình
Hạt mưa bụi rơi thầm trên mái ngói
Tờ lịch mỏng bay theo lòng ngóng đợi
Một con đường vời vợi núi cùng sông
(Dẫu em biết chắc rằng anh trở lại)
Xuân Quỳnh là một bản thể phức tạp, nhiều mâu thuẫn nhưng vừa mâu thuẫn vừa thống nhất. Xuân Quỳnh vừa yên tâm với hạnh phúc đời thường lại vừa lo sợ trước nguy cơ tan vỡ; vừa khát khao một tình yêu lí tưởng tuyệt đích lại vừa trân trọng, nâng niu hạnh phúc đời thường. Điều đó đã làm nên vẽ đẹp tâm hồn người phụ nữ đa chiều trong thơ Bà vậy.
 
 
 
 
 
Tác giả bài viết: Phan Thị Phương Thanh
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

VĂN BẢN MỚI

Số: Số 19/KH-CĐCS
Tên: (KẾ HOẠCH Tổ chức Tết Trung thu năm 2023)

Ngày BH: (22/09/2023)

Số: Quyết định phê duyệt danh mục Sách lớp 11 năm học 2022 - 2023 của trường THPT Nghèn
Tên: (danh mục Sách lớp 11 năm học 2022 - 2023)

Ngày BH: (19/06/2023)

Số: 1330/QĐ-UBND
Tên: (Phê duyệt sách giáo khoa lớp 4, lớp 8, lớp 11 và sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 10)

Ngày BH: (09/06/2023)

Số: 42/TB-SGDĐT
Tên: (Về việc thăm dò dư luận đối với các cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú" lần thứ 16 - Năm 2023)

Ngày BH: (09/01/2023)

Số: Số: 98/QĐ-THPTN
Tên: (Quy định học trực tuyến)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: Số: 97/KH-THPTN
Tên: (Kế hoạch dạy học trực tuyến - THPT Nghèn)

Ngày BH: (04/09/2021)

Số: SNV-CCVC
Tên: (V/v hướng dẫn một số nội dung về lấy ý kiến nhận xét, đánh giá để thực hiện việc khắc phục sai phạm trong công tác tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức theo Kết luận số 71-KL/TW của Ban Bí thư)

Ngày BH: (21/12/2020)

Số: 3313/BGDĐT-GDĐH
Tên: (Điều chỉnh lịch triển khai công tác tuyển sinh)

Ngày BH: (28/08/2020)

Số: 61 /KH-THPTN
Tên: (Thực hiện công văn chỉ đạo Số: 611/SGDĐT-GDPT, ngày 16/4/2020 và các công văn hướng dẫn của Sở về việc dạy học qua Internet trong thời gian qua, Trường THPT nghèn xây dựng quy định về việc dạy học qua Internet trong thời gian tới như sau:)

Ngày BH: (18/04/2020)

Số: Số: 239-KH/TWĐTN-TNTH
Tên: (KẾ HOẠCH Tổ chức Cuộc thi tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc “Tự hào Việt Nam” lần thứ III, năm học 2019 - 2020)

Ngày BH: (18/10/2019)

Danh mục

Thư viện hình ảnh

  Hoạt động

-1 photos | 4214 view

  Giải trí

1 photos | 3917 view

  Kỷ yếu

0 photos | 2486 view

Thống kê

  • Đang truy cập: 12
  • Khách viếng thăm: 11
  • Máy chủ tìm kiếm: 1
  • Hôm nay: 1887
  • Tháng hiện tại: 135471
  • Tổng lượt truy cập: 8128280

Hỗ trợ online

Võ Đức Ân
0964867606