/cmd+vNHỮNG MÙA XUÂN CHIẾN CÔNG VĨ ĐẠI CỦADÂN TỘC VIỆT NAM ANH HÙNG
Tác giả: Nguyễn Thị Kim Hoa.
Việt Nam – dân tộc anh hùng, lịch sử dựng nước gắn liền với giữ nước. Có thể nói kháng chiến chống ngoại xâm là là nét nổi bật trong lịch sử dân tộc tạo nên truyền thống tự hào và sức mạnh tiến công. Những chiến công nối tiếp chiến công và mùa xuân là mùa của những chiến công vĩ đại.
Lịch sử đã ghi nhớ chiến công mùa xuân năm 40, hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ở Hát môn( Huyện Phúc Thọ - Hà Tây) chống lại quân Đông Hán được nhân dân 3 quận Cửu Chân, Nhật Nam , Hợp Phố và 65 thành trì ở Lĩnh ngoại hưởng ứng
“Ngàn Tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã tới gần Long Biên”
Cả nước đứng lên heo hai Bà Trưng khởi nghĩa tiến về vây hãm quận trị Giao Chỉ Tô Định hoảng hốt bỏ thành trì tháo chạy về nước. Cuộc khởi nghĩa đã toàn thắng . Cả bốn quận được giải phóng. Chính quyền đô hộ bị lật đổ. Nền độc lập tự chủ của đất nước, dân tộc được khôi phục sau hơn 150 năm bị nô lệ. Trưng trắc lên ngôi xây dựng chính quyền tự chủ
“ Đô kì đóng cõi Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta”
Nhân dân Âu Lạc được sống trong một đất nước độc lập tự chủ trong gần 2 năm.
Chiến công mùa xuân năm 40 mở đầu cho phong trào đấu tranh chống xâm lược của nhân dân Việt Nam thời Bắc Thuộc, có ý nghĩa định hướng, mở đường cho công cuộc giành độc lập của nhân dân ta sau đó. Đồng thời cũng là mùa xuân mở đầu cho những chiến công hiển hách của dân tộc.
Mùa xuân 542, cuộc khởi nghĩa của Lí Bí ( Quê ở huyện Thái Bình) đã bùng nổ, nhân dân và hào kiệt nhiều nơi đã nổi dậy hưởng ứng, thanh thế của nghĩa quân lên nhanh đánh bại quân Lương. Thứ sử Tiêu Tư hoảng sợ bỏ chạy về nước, thành Long Biên được giải phóng. Chỉ trong vòng 3 tháng , đến tháng 4/542 đã hoàn toàn thắng lợi.
Mùa xuân năm năm 543, vua Lương đem quân sang đánh một lần nữa. Để giành thế chủ động tiêu diệ giặc, Lí Bí đã tổ chức một trận tấn công lớn ở Hợp Phố, quân Lương mười phần bị tiêu diệt đến 7, 8 phần, bọn sống sót tháo chạy về Quảng Châu. 544 Lí Bí tự xưng Hoàng đế - Lí Nam Đế niên hiệu Thiên Đức, đặttên nước là Vạn Xuân – định đô ở miền cửa sông Tô Lịch phủ nhận quyền đô hộ, thống trị của đế chế phương Bắc. Đánh dấu bước trưởng thành của ý thức dân tộc trên con đường phát triển .
Mùa xuân 1258, nhà Trần với chiến lược chiến tranh nhân dân- vườn không nhà trống và chiến thuật quân sự khôn khéo “Tránh địch lúc ban mai, đánh địch lúc chiều tà” đã làm nên chiến thắng Đông Bộ Đầu đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ nhất của 3 vạn quân Mông Nguyên(1/1258), giữ vững nền độc lập dân tộc mở ra trang sử thất bại đầu tiên của vó ngựa Mông Nguyên và làm nên tên tuổi Đại Việt.
Truyền thống tiếp nối truyền thống, lịch sử việt Nam luôn tự hào về chiến công của những mùa xuân của danh tướng Nguyễn Huệ-Quang Trung đã đánh bại quân Xiêm và quân Thanh với chiến thuật đánh nhanh thắng nhanh.
Mùa xuân 1785, trong một ngày(19/1/1785) với chiến thuật phục binh và tinh thần chiến đấu anh dũng của 2 vạn quân Tây Sơn, danh tướng trẻ Nguyễn Huệ đã làm nên chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút đánh tan 5 vạn quân Xiêm và bè lũ Nguyễn Ánh phản động, chỉ còn lại vài ngàn tên sống sót chạy về nước. Đây là trận thủy chiến lừng lẫy trong lịch sử, đập tan hành động bán nước của Nguyễn Ánh và mộng xâm lược nước ta của quân Xiêm. “Từ đó quân Tây Sơn ngoài miệng thì nói bô bô, nhưng bên trong thì sợ quân Tây Sơn như sợ cọp” Giữ vững bờ cõi phía Nam và đưa phong trào Tây Sơn phát triển sang một giai đoạn mới.”
Trước sự lớn mạnh của phong trào tây Sơn, tập đoàn phong kiến Phản động Lê Chiêu Thống đã cầu viện quân Thanh để tiêu diệt. Nhân cơ hội đoa Càn Long thực hiện âm mưu xâm lược nước ta . Năm 1788, Tôn Sĩ Nghị đã đưa 29 vạn quân Thanh sang xâm lược nước ta đe dọa nghiêm trọng đến đọc lập và chủ quyền quốc gia.
Nhận được tin quân Thanh xâm lược,Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế , gấp rút chuẩn bị lực lượng tiến quân ra Bắc để tiêu diệt quân Thanh. Cuộc chiến đấu chốngquân xâm lược Thanh với tinh thần
“ Đánh cho để dài tóc,
Đánh cho để đen răng,
Đánh cho nó chích luân bất phản,
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn,
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ
và chiến thuật tấn công trực diện mãnh liêt, thần tốc dưới sự lãnh đạo của vua Quang Trung. Chỉ trong 5 ngày ( Từ đêm 30 tết đến trưa mồng 5 tết năm 1789), 10 vạn quân Tây Sơn đã đánh tan 29 vạn quân Thanh giữ vững nền độc lập dân tộc với chiến thắng tiêu biểu Ngọc Hồi – Đống Đa. Trưa mồng 5 tết , Quang Trung ngồi trên lưng voi, áo bào sạm khói súng dẫn đại quân vào thành Thăng Long( sớm hơn dự kiến 2 ngày) trong niềm hân hoan chào đón của nhân dân
“…Mây tạnh mù tan trời lại sáng
Đầy thành già trẻ mặt như hoa
Chung vai sát cánh cùng nhau nói
Cố đô vẫn thuộc núi sông ta.
Ngọc Hồi-Đống Đa mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc như biểu tượng của lòng yêu nước và chủ nghĩa anh hùng dân tộc. Tên tuổi người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ - Quang Trung trường tồn cùng mùa xuân Đất nước.
Kế thừa truyền thống đánh giặc của cha ông, trong thời đại Hồ Chí Minh nhân dân ta đã ghi tiếp những mùa xuân lịch sử mới –1968 và 1975.
Năm 1968, giờ phút giao thừa quân dân miền Nam đã bất ngờ tiến công và nổi dậy vào hướng đô thị là chủ yếu - 5/6 thành phố, 37/44 tỉnh thành và hầu khắp các Ấp chiến lược ở miền Nam . Tại Sài Gòn quân ta đã tấn công vào những cơ quan đầu não của địch và giành thắng lợi. Trong đợt 1 này ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 147.000 tên trong đó có 43.000 là quân Mĩ. Làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ. Buộc Mĩ phải tuyên bố “Phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược Việt Nam ngừng ném bom miền Bắc và đến bàn đàm phán Pa-ri. Mở ra bước ngoặt mới cho cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ta đi đến thắng lợi.
Đầu năm 1975, sau chiến thắng Phước Long 6/1/1975, điều kiện hoàn thành giải phóng miền Nam đã mở ra. Bộ chính trị hạ quyết tâm hoàn thành chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam. Cả nước ra quân trong mùa xuân đại thắng với tinh thần đi nhanh đến, đánh nhanh thắng , “Thần tốc, thàn tốc hơn nữa. Táo bạo , táo bạo hơn nữa” – “ Một ngày bằng 20 năm” tiến về Sài Gòn,tiến về thành đô. Từ 4/3-30/4/1975, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân lịch sử 1975 của dân tộc đã diễn ra và giành thắng vĩ đại. Kết thúc 21 năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước, làm đảo lộn chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ. Mở ra trang mới huy hoàng trong lịch sử dân tộc- Độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội và hội nhập thế giới.
Mùa Xuân- mùa của chiến công – mùa thắng lợi – mùa làm nên tên tuổi Việt Nam anh hừng.
Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Kim Hoa
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://thptnghen.edu.vn là vi phạm bản quyền
vĩ đại, tác giả, dân tộc, anh hùng, lịch sử, gắn liền, có thể, kháng chiến, ngoại xâm, là là, nổi bật, truyền thống, tự hào, sức mạnh, tiến công, nối tiếp, ghi nhớ, khởi nghĩa, nhân dân, thành trì, hoảng hốt
Ý kiến bạn đọc